Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoài ngũ tuần, rất
giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt
ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.
Hôm ấy, chủ nhà
có lễ lớn, mời nhiều bạn bè, quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo:
- Hôm nay việc
nhiều, chị có thể về muộn hơn không?
- Thưa được ạ, có
điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi.
Ông chủ ân cần:
- Vậy chị hãy
mang cháu đến cùng nhé.
Chị mang theo con
trai đến. Đi đường chị bảo với nó rằng:
- Mẹ sẽ cho con
đi dự tiệc đêm.
Thằng bé rất háo
hức. Nó đâu biết mẹ mình làm Oshin là như thế nào! Vả lại, cũng không muốn cho
nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua hai
chiếc xúc xích.
Quan khách đến
nhà mỗi lúc một đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người
tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận, không thường xuyên để mắt được đến
đứa con nhếch nhác của mình. Sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người,
cuối cùng chị tìm được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của ông chủ…
Đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.
Đặt hai miếng xúc
xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với con:
- Đây là phòng
dành riêng cho con đấy. Nào, tiệc đêm bắt đầu!
Chị dặn con cứ
ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật
sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức như chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng,
ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương và âm ư hát…
Tự mừng cho mình.
Tiệc đêm bắt đầu.
Người chủ nhà chợt nhớ đến chú bé, gặp chị đang trong bếp và hỏi. Chị trả lời
ấp úng:
- Không biết nó
đã chạy đi đằng nào…
Ông chủ nhìn chị
làm thuê như có vẻ giấu diếm điều gì khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Ngang qua
phòng vệ sinh nghe thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người:
- Cháu núp ở đây
làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ?
Thằng bé hồ hỡi:
- Đây là phòng
ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm. Mẹ cháu bảo thế. Nhưng cháu muốn
có ai ngồi đây cùng ăn với cháu cơ!
Ông chủ nhà thấy
sống mũi mình cay xè, cố kềm nước mắt. Đã rõ tất cả mọi chuyện, ông nhẹ nhàng
ngồi xuống nói ấm áp:
- Con hãy đợi ta
nhé.
Rồi ông quay ra
bàn tiệc bảo với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ. Vì ông bận tiếp một người khách
đặc biệt của buổi tối hôm nay. Để một chút thức ăn trên cái đĩa to và mang
xuống phòng vệ sinh, ông gõ cửa phòng lịch sự. Thằng bé mở cửa. Ông bước vào:
- Nào, chúng ta
cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé!
Thằng bé vui
sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích,
lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa… Mọi người phát hiện nên liên tục có khách
ân cần đến gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon
miệng. Thậm chí còn có nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui
của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!
Nhiều năm tháng
qua đi… Cậu bé đã thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu
trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên bữa tiệc đặc biệt trong nhà vệ sinh và
luôn giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành
trong nhân cách của anh ta. Ông chủ nhà giàu có năm xưa đã vô cùng nhân ái,
trân trọng và bảo vệ tình cảm của một đứa bé 5 tuổi như thế nào… Có lẽ đây là
điều thú vị để mỗi một chúng ta suy gẫm!
Tất cả chúng ta
ai cũng đều bắt đầu từ tâm hồn nguyên thủy của đứa bé tinh khôi. Theo thời
gian, mọi thứ trong đời hằn lên làm cho tâm hồn ấy bị méo mó, tạo nên mọi thứ
sang hèn, sai đúng... Từ đây, con người ngày càng trở nên rối ren, phức tạp,
bày biện quá nhiều những thứ để rồi mang lại đau khổ cho nhau. Với trí tuệ sáng
suốt và một tâm hồn tinh khôi, hồn nhiên, trong trắng ban sơ của một đứa bé,
chỗ nào chẳng phải là nơi hạnh phúc, an bình!
Một câu chuyện đầy tình người ,tiếc rằng tác giả sau câu chuyện còn bình luận như dạy đời .Theo tôi tác giả chỉ kể câu chuyện ,người đọc sẽ tự nhận thức bài học cần rút ra .đấy là ý riêng của mình ,có thể sai .
Trả lờiXóaCám ơn DK đã ghé thăm nhà sớm nhất. Có thể nhận xét của bạn là chính xác, song tôi nghĩ trong số những người giầu vẫn có người thật lòng thương người nghèo, chỉ có điều tác giả bài này hơi "Lố" là vào nhà vệ sinh vì một cậu bé mà bỏ bê bạn bè ngoài phòng tiệc (Có vẻ như hành động này không thật).
Trả lờiXóaNgười giàu cũng tốt...Chứ không phải đã giàu là xấu ...như ngày xưa mình được dạy chị nhỉ...Đúng là ông này hơi khác người...nhưng thế nó mới thành câu chuyện ấn tượng!
Trả lờiXóaChị cũng nghĩ như vậy, không phải ai giầu cũng bất nhân. Đa số những người giầu do chính sức lao động của họ thì họ biết giá trị của đồng tiền và họ cũng tôn trọng sức lao động của người khác (như ông chủ trong bài này)
Trả lờiXóaCâu chuyện trên rất giầu tinh nhân văn. ông chủ rất nhân ái. Có thể tác giả hư cấu (không có thật 100%). Nhưng sự thật là rất nhiều nhà, (trong đó có nhà mình) đối xử với "Người giúp việc" (Ôsin) rất tôn trọng và thân thiện. Nhưng phải nói thêm là, Osin cũng phải ra ... Ốsin (phải tử tế) mới đáng được như vậy.
Trả lờiXóaTôi rất đồng tình với bạn về cách đối sử với người giúp việc trong nhà mình, tôi coi cô giúp việc như con cháu trong nhà và ngược lại cô ấy cũng coi chúng tôi như cha chú vậy, không khí trong gia đình lúc nào cũng cảm thấy đễ chịu, thoải mái.
Trả lờiXóaNgười VN mình cần học tập nhiều từ bài này về cách xử sự với trẻ nhỏ. Những suy nghĩ, tình cảm, lời nói v.v... hồn nhiên vô tư của chúng đều phải hết sức tôn trọng, không làm chúng tổn thương.
Trả lờiXóaỞ nước ta có 2 loại trẻ em rất đáng thương -trẻ em nghèo ở nông thôn và trẻ em cha mẹ ly hôn. Hai nhóm trẻ này thiệt thòi đủ thứ và cũng từ đây hình thành những nhóm trôm cướp, nghiện ngập, cướp bóc, đâm thuê chém mướn....Vô cùng đáng thương cụ ạ
Trả lờiXóaCâu chuyện hay và cảm động quá chị ơi, Em cám ơn chị!
Trả lờiXóaRất hiếm -nhưng vẫn còn những tấm lòng như ông chủ nơi này bạn nhỉ
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã kể một câu chuyện hay -