Truyền thống hiếu học, tính cần
cù được người ta ca tụng, tự hào là ưu điểm của người Việt, nhưng theo Giáo sư
Trần Ngọc Thêm, đây là chỉ huyền thoại. Người Việt không hiếu học, mà là ham
vui chơi và ưa nói dối
Trong khuôn khổ hội thảo về vấn
đề nhân cách người học trong giáo dục diễn ra mới đây ở TPHCM, GS.TSKH. Trần
Ngọc Thêm đã chỉ ra hàng hàng loạt hiện tượng xuống cấp, suy đồi trong đời sống
xã hội như cướp hoa, hôi bia, hiện tượng rút ruột các công trình… Điều này buộc
chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao?
GS Trần Ngọc Thêm cho hay đang có
sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại nảy sinh nhiều thói hư tật
xấu. Tuy nhiên, nhiều nước cũng gắn bó với kinh tế thị trường, đã và đang trải
qua quá trình công nghiệp hóa nhưng họ không phải trải qua những thực trạng,
hiện tại tệ hại như ở ta.
Ngoài việc bình diện về văn hóa,
nhà nghiên cứu khoa học này đề cập đến việc người Việt đang có quá nhiều “căn
bệnh”, nhiều tính xấu phổ biến ngay trong môi trường giáo dục – nơi mang trọng
trách giáo dục nhân cách cho con người.
Ông phân tích, bệnh ưa thành tích
và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già,
về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng,
đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra… Tình trạng học sinh
học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng… Sự dối
trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy
nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối
trong hành động được xem là khôn ngoan.
Theo nhóm nghiên cứu GS Trần Ngọc
Thêm thực hiện với 5.600 người thì bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu
của người Việt, chiếm đến 81%. Còn theo điều tra của Viện nghiên cứu phát triển
giáo dục 2008 thì tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh ở cấp 1 là 22%, cấp 2 là
50% và cấp 3 là 64% và sinh viên ĐH là 80%.
Trong trường học từ phổ thông lên
ĐH có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, học cũng đồng
phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. “Giáo dục
chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả
năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giả của cô giáo, làm
sáng tạo là… sai, là kém.
Đặc biệt, ông nói rằng có những điểm lâu nay chúng ta cho đó là những giá trị tốt đẹp của người Việt nhưng đó chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù. Bởi vì chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè . Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.
Đặc biệt, ông nói rằng có những điểm lâu nay chúng ta cho đó là những giá trị tốt đẹp của người Việt nhưng đó chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù. Bởi vì chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè . Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.
Ông nói về mục tiêu học tập của
người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học vì sĩ
diện, giấu dốt, sợ người ta nói nói đến điểm yếu của mình.
Ngoài ra, ông chỉ ra hạn chế của
người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm tốn.
Còn ai cũng cho mình là “ông trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vô kỷ luật,
không chấp hành các quy định mà còn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện
cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp mua bán, không giẫm lên cỏ thì rủ
nhau ngồi lê liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống…
GS Trần Ngọc Thêm đề xuất chúng
ta cần xây dựng hệ giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để loại bỏ
những thói hư tật xấu, có như vậy mới có hệ giá trị định hướng. Trong đó, ông
nhấn mạnh đến giá trị nhân ái, trung thực, bản lĩnh, tình yêu nước trong thời
bình… ở mỗi cá nhân.
Trong bài báo cáo của mình, Phó
GS.TS Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc ĐH Huế cho rằng nhiệm vụ giáo dục trước
hết phải đào tạo ra những con người có đầy đủ nhân cách, con người có lòng tự
trọng, trung thực, nhân hậu, biết trọng danh dự, nghĩa khí… Nhưng vô cùng ngạc
nhiên năm qua và cho đến bây giờ giáo dục chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao
thượng của con người. Ông đề cập đến tình trạng báo động, suy thoái hiện nay và
đặt câu hỏi: Vì chúng ta quên hay vì chúng ta không còn lòng tin con người có
thể cao thượng?
Hoài Nam
Hoài Nam
Đọc xong bài này tôi thấy buồn và thương cho thế hệ con cháu chúng ta, còn phải mất đi bao nhiêu thế hệ nữa để nền giáo dục ở nước ta đi dúng hướng???. Hiện tượng học sinh của chúng ta học rất "GIỎI", lên lớp 100%, ko có học sinh kém... bằng ĐH, bằng TS, PTS..., học hàm, học vị vô số kể, nhưng cả nước vẫn dốt, vẫn lạc hậu, vẫn tiến lùi v...và v...Và bao giờ chúng ta mới đuổi kịp bạn bè (chỉ nói các nước Đông Nam Á thôi)???
Trả lờiXóaNhiều cải cách rồi mà vẫn bi bét...chẳng hiểu rồi sẽ đi đâu chị à!
Trả lờiXóaChị thực sự lo lắng. Sống dối trá, chia bè cánh để giữ ghế cho mình, cho phe cánh thì còn thì giờ, đầu óc đâu mà nghĩ đến dân nữa?
XóaTôi băn khoăn với câu hỏi tại sao các nước cũng kinh tế thị trường mà đạo đức con người không thê thảm như ở ta. Nhớ lại một bài báo đọc trong Ogonjoc thời perestroika có tiêu đề " Bản chất của CS là đạo đức giả ". Đây có thể gợi ý cho câu trả lời tại sao của vấn đề .
Trả lờiXóaCái bản chất đạo dức giả của CS ngày càng lộ rõ và phát huy rất mạnh ở mọi nơi, nhưng phương Tây nó cái ĐĐ giả nó có văn hóa hơn, còn ở nước ta thì rừng rú do thiếu học! Cám ơn bạn đã chia sẻ.
XóaCảm ơn bạn đã chia sẽ những thông tin thú vị và bổ ích nhé. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu được hỗ trợ thăm khám hoặc tư vấn miễn phí về các dịch vụ thẩm mỹ mắt đẹp thì Bạn có thể đến trực tiếp tại Kim Hospital để được các chuyên gia tư vấn bam mi duoc bao lau...Bạn sẽ có một số kiến thức thẩm mỹ nhất định cùng một sự trải nghiệm tuyệt vời!
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả vì cung cấp những thông tin hữu ích.
Trả lờiXóaBên cạnh đó nếu có thêm thắc mắc gì về thẩm mỹ tạo hình mí mắt có thể liên hệ thêm ạ.