Chuẩn
đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc đã hết lối ra biển
Nhìn bản đồ Đông Á có
thể thấy rõ các mặt giáp biển của Trung Quốc đều là những nước có nền kinh tế
mạnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc như bị vây lại bởi các cánh cung
và không có một lối ra biển thực sự.
Lý do Trung Quốc tạm “kiêng” Nhật Bản, Đài Loan
Trong xu thế phát triển tới đây
đường biển sẽ tiếp tục giữ vai trò chiến lược, vì thế một “cửa ngõ” thông
thoáng ra biển là yêu cầu gần như bắt buộc của các cường quốc. Đó là lý do buộc
Trung Quốc phải tìm cách “gây hấn” với các nước có chung đường biển để có được
cửa ngõ này, nhưng tại sao Trung Quốc lại chọn cách gia tăng căng thẳng ở Biển
Đông thay vì Biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan.
Trả lời Infonet về
vấn đề này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân đã đưa
ra những nhận định rất đáng chú ý. Theo ông phía Đông của biển Hoa Đông là Nhật
Bản – một quốc gia với tiềm lực kinh tế, nguồn lực khoa học kỹ thuật hàng đầu
thế giới. Ngay cả trong chiến tranh thế giới thứ II và ngày nay Nhật Bản vẫn là
một cường quốc biển với sức mạnh tổng hợp có thể đương đầu với bất cứ mối đe
dọa nào.
Trên thực tế Trung Quốc còn phải học
hỏi người Nhật ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về chiến tranh trên biển. Thêm vào
đó, không những có thể tự lực cánh sinh, Nhật Bản còn dễ dàng hình thành một
liên minh quân sự với Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Do đó Trung Quốc hiểu rõ họ không thể
đột phá tại vị trí này.
Trong khi đó xuôi xuống phía Nam là
vị trí do Đài Loan án ngữ. Tuy Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ
của mình nhưng người Đài Loan chưa bao giờ công nhận ý định này. Trên thực tế
trong lịch sử Trung Quốc đã từng tấn công vào hai nhóm đảo Kim Môn và Mã Tổ
(Đài Loan quản lý) tuy nhiên sau đó đã phải dừng lại.
Hiện nay, dù không được nhiều quốc
gia công nhận là một nhà nước độc lập nhưng Đài Loan vẫn có một tiềm lực riêng
biệt không thể xem thường. Bên cạnh đó Hoa Kỳ vẫn luôn “chống lưng” cho Đài Loan
bằng việc cung cấp các hợp đồng vũ khí, khí tài quân sự.
Xét về mặt lịch sử, người dân Đài
Loan vốn dĩ di cư từ đại lục sau năm 1949, do đó Trung Quốc hy vọng dùng chiêu
bài “hòa thống” (hòa bình thống nhất) với Đài Loan theo kiểu “một nước hai chế
độ” như đã làm với Hong Kong và Ma Cau. Cuối cùng nếu không được mới dùng đến
“vũ thống” (đánh chiếm bằng vũ lực).
Chỉ còn có thể ở Biển Đông
Vị chuẩn đô đốc cho rằng chính vì
những lẽ trên mà Trung Quốc đã chọn cách gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển
Đông – nơi có khối ASEAN với 10 nước nhưng chỉ có 5 nước (Việt Nam, Philippin,
Indonesia, Malaysia, Bruney) liên quan trực tiếp tới vùng biển này.
Ông cho rằng hiện nay 5 nước liên
quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế
và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia này còn khá
lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển (dù không
lớn).
Từ đó Trung Quốc đã chọn Biển Đông
làm nơi “đột phá”, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là các đảo
thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Để thực hiện điều này Trung
Quốc đang áp dụng một tư duy bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử, tôn
thờ tư duy “mạnh được yếu thua”.
Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “bẻ đũa”
Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm thì
trước khi Trung Quốc gia tăng gây hấn, nước này đã dùng “quyền lực mềm” để ép
các nước thuộc khu vực phải đi theo quỹ đạo và sự điều khiển của họ. Tuy vậy kế
hoạch thất bại khiến họ phải chuyển sang chiến lược “bẻ từng chiếc đũa” để phân
hóa nội bộ khối ASEAN.
Có thể thấy rõ chiến lược này khi
nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm với khối ASEAN trong thời gian vừa qua. Tại
Hội nghị Ngoại trưởng được tổ chức năm 2012 tại Campuchia, ASEAN đã không ra
được tuyên bố chung về Biển Đông mà nguyên nhân phần lớn đến từ thái độ kiên
quyết của nước chủ nhà mà kẻ hậu thuẫn không ai khác ngoài Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây sự “ve vãn”
của Trung Quốc với những nước không liên quan hoặc liên quan ít tới tranh chấp
Biển Đông ngày một rõ. Cụ thể cuối tháng 6 vừa qua Thủ tướng Malaysia đã có
chuyến thăm chính thức Trung Quốc, và ngay sau đó ông Wang Chungui - cựu Đại sứ
Trung Quốc tại Malaysia đã tranh thủ “ngọt ngào” với quốc gia này rằng “Trung
Quốc và Malaysia có chung một góc nhìn về vấn đề Biển Đông”.
Cũng chỉ mới cách đây ít ngày một
đoàn quân sự cấp cao của Thái Lan đã sang Trung Quốc để “tham vấn”. Trong bối
cảnh các nước phương Tây đang chỉ trích Thái Lan vì cuộc đảo chính, thì động
thái này cho thấy Trung Quốc đã ngay lập tức lợi dụng tình hình để tranh thủ
tìm kiếm sự đồng tình.
Để đối phó với những hành động trên
của Trung Quốc vị Chuẩn đô đốc cho rằng hơn lúc nào hết các nước cần phải đoàn
kết chặt chẽ bởi mục đích duy của Trung Quốc không phải chỉ là Biển Đông.
“Trung Quốc đã chọn biển Đông để gây hấn vì nghĩ rằng
mình có thể “làm mưa làm gió” tại đây. Tuy nhiên tôi cho rằng họ đã sai lầm,
bởi Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia đều là những nước có tinh thần độc
lập dân tộc rất cao và tinh thần tự cường dân tộc mạnh mẽ.
Những hành động hiện tại của Trung
Quốc chỉ là đòn “diễu võ dương oai”. Chưa cần đến sự góp quân của Mỹ, Nhật, chỉ
cần năm nước liên quan đến vùng biển này cố kết lại thì Trung Quốc không thể
đột phá. Nội lực của các quốc gia này hoàn toàn có thể đương đầu với Trung
Quốc”. – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm.
Đúng quá ! Nếu 5 nược này đoàn kết lại thì thằng Tầu co vòi lại ngay !
Trả lờiXóaĐúng vậy, nhưng rất tiếc đây mới chỉ là NẾU, còn khi nào chữ NẾU trở thành chữ ĐANG hay chữ ĐÃ?
XóaMột bài phân tích rõ ràng và rất hay. Cám ơn chị!
Trả lờiXóaCó những điều rất có lợi và hợp lý, nhưng tại sao lãnh đạo các nước không không hợp tác để giữ nước cùng có lợi?
Xóa