Vì sao Trung Quốc tức tối vì
một trận bóng chuyền?
Theo tờ US
News của Mỹ, Việt Nam và Philippines đang gác lại những khác biệt để tạo thành
một mặt trận thống nhất chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.
Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần nổi giận, nhưng chưa khi nào tức tối vì môn bóng chuyền. Vậy mà, khi các chiến sỹ Việt Nam và Philippines thi đấu giao hữu bóng chuyền trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tuần vừa rồi, ngay lập tức Trung Quốc đã có phản ứng mạnh.
Cơn giận này của Bắc Kinh tất nhiên không phải vì bóng chuyền, mà vì Việt Nam và Philippines thể hiện sự đoàn kết qua trận đấu giao hữu này để chống lại thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
“Mọi người có nghĩ rằng, động thái này của Việt Nam và Philippines xét cho cùng chỉ là một trò vụng về?”, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc căng thẳng tại một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai vừa qua. Tiếp tục lặp lại luận điệu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển lân cận, phát ngôn viên này còn “yêu cầu Việt Nam và Philippines dừng ngay bất kỳ hành động nào gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”, và “không làm bất kỳ việc gì để làm phức tạp hay trầm trọng thêm tranh chấp”.
Tuy nhiên, theo US News, cái gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và phần còn lại của biển Đông là hoàn toàn có thể phủ nhận. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” do nước này đơn phương đưa ra, một tuyên bố không được bất kỳ ai công nhận ngoài Bắc Kinh.
Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ.
Tuy còn tồn tại một số quan điểm khác biệt về chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam và Philippines đang tạm bỏ qua những khác biệt này, bởi cả hai nước đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ Trung Quốc - US News nhận xét. Hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác hải quân. Việt Nam đã bày tỏ ý định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường quan hệ với Mỹ, khiến Bắc Kinh càng thêm phần “khó chịu”.
Việc Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tăng cường hợp tác lẫn nhau và với Mỹ để đối phó với thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, chính các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ mới là bên “gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”.
Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề - US News nhận xét.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần cố tình va chạm với tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại hiện trường, thậm chí đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã xuyên tạc sự thật khi cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc “hơn 1.400 lần”.
Theo chuyên gia phân tích an ninh Alexander Vuving, hành động của Trung Quốc là “một phần trong chiến lược biến biển Đông thành cái hồ của riêng nước này. Một khi Trung Quốc kiểm soát được biển Đông, nước này có thể thống lĩnh các tuyến hàng hải ở phía Tây Thái Bình Dương”.
Đầu tuần này, Trung Quốc đã đưa vấn đề biển Đông lên Liên hiệp quốc. Bản tuyên bố lập trường của Bắc Kinh gửi Liên hiệp quốc vu khống Việt Nam tìm cách làm gián đoạn bất hợp pháp hoạt động khoan tìm dầu của Trung Quốc và cố tình va xô vào tàu của Trung Quốc.
Tuyên bố này một lần nữa xuyên tạc sự thật khi nói, quần đảo Hoàng Sa “là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”, “không có tranh chấp đối với Hoàng Sa”.
Đối với Philippines, Trung Quốc cáo buộc nước này đã “quyết tâm thách thức những lợi ích quốc gia của Trung Quốc và là một tên lính đánh thuê tận tụy của những lực lượng hải ngoại chống lại Trung Quốc”. Đây được xem là sự ám chỉ đối với mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa Manila và Washington.
Bài báo của US News kết luận, Trung Quốc đang tức tối vì một trận bóng chuyền. Và sự tức tối đó sẽ càng khiến phần còn lại của thế giới khó lòng chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thực sự.
Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần nổi giận, nhưng chưa khi nào tức tối vì môn bóng chuyền. Vậy mà, khi các chiến sỹ Việt Nam và Philippines thi đấu giao hữu bóng chuyền trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tuần vừa rồi, ngay lập tức Trung Quốc đã có phản ứng mạnh.
Cơn giận này của Bắc Kinh tất nhiên không phải vì bóng chuyền, mà vì Việt Nam và Philippines thể hiện sự đoàn kết qua trận đấu giao hữu này để chống lại thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
“Mọi người có nghĩ rằng, động thái này của Việt Nam và Philippines xét cho cùng chỉ là một trò vụng về?”, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc căng thẳng tại một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai vừa qua. Tiếp tục lặp lại luận điệu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể phủ nhận” đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển lân cận, phát ngôn viên này còn “yêu cầu Việt Nam và Philippines dừng ngay bất kỳ hành động nào gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”, và “không làm bất kỳ việc gì để làm phức tạp hay trầm trọng thêm tranh chấp”.
Tuy nhiên, theo US News, cái gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và phần còn lại của biển Đông là hoàn toàn có thể phủ nhận. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” do nước này đơn phương đưa ra, một tuyên bố không được bất kỳ ai công nhận ngoài Bắc Kinh.
Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ.
Tuy còn tồn tại một số quan điểm khác biệt về chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam và Philippines đang tạm bỏ qua những khác biệt này, bởi cả hai nước đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ Trung Quốc - US News nhận xét. Hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác hải quân. Việt Nam đã bày tỏ ý định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường quan hệ với Mỹ, khiến Bắc Kinh càng thêm phần “khó chịu”.
Việc Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tăng cường hợp tác lẫn nhau và với Mỹ để đối phó với thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, chính các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ mới là bên “gây bất hòa và làm nảy sinh rắc rối”.
Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề - US News nhận xét.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần cố tình va chạm với tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp tại hiện trường, thậm chí đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã xuyên tạc sự thật khi cáo buộc tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc “hơn 1.400 lần”.
Theo chuyên gia phân tích an ninh Alexander Vuving, hành động của Trung Quốc là “một phần trong chiến lược biến biển Đông thành cái hồ của riêng nước này. Một khi Trung Quốc kiểm soát được biển Đông, nước này có thể thống lĩnh các tuyến hàng hải ở phía Tây Thái Bình Dương”.
Đầu tuần này, Trung Quốc đã đưa vấn đề biển Đông lên Liên hiệp quốc. Bản tuyên bố lập trường của Bắc Kinh gửi Liên hiệp quốc vu khống Việt Nam tìm cách làm gián đoạn bất hợp pháp hoạt động khoan tìm dầu của Trung Quốc và cố tình va xô vào tàu của Trung Quốc.
Tuyên bố này một lần nữa xuyên tạc sự thật khi nói, quần đảo Hoàng Sa “là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”, “không có tranh chấp đối với Hoàng Sa”.
Đối với Philippines, Trung Quốc cáo buộc nước này đã “quyết tâm thách thức những lợi ích quốc gia của Trung Quốc và là một tên lính đánh thuê tận tụy của những lực lượng hải ngoại chống lại Trung Quốc”. Đây được xem là sự ám chỉ đối với mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa Manila và Washington.
Bài báo của US News kết luận, Trung Quốc đang tức tối vì một trận bóng chuyền. Và sự tức tối đó sẽ càng khiến phần còn lại của thế giới khó lòng chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thực sự.
TQ tức tối =>tăng huyết áp =>đột quỵ ,vuiquá HP hè ,lại xin cái tem vàng .
Trả lờiXóaCám ơn người bóc tem vàng
Trả lờiXóaCầu mong bành trướng, họ hàng , cha ông
Chết chìm, chết dạt ven sông
Giàn khoan sóng đánh đừng mong đường về.
Cường quốc này tên goi 'Tiểu nhân'
Trả lờiXóaBởi những dã tâm, tham lam, thú tính
Quyền lợi người chúng không thèm biết đến
Lòng hiểm thâm toan tính cái lợi riêng.
Xét về: đất rộng, người đông
Trả lờiXóaThì nước Tàu khựa được trông (xem) là cường(cường quốc)
Nhưng mà hành động lại thường
Chuyên đi ăn cướp thì cường vơi ai?