19 tháng 12, 2015

SỰ THẬT PHŨ PHÀNG VỀ "NGƯỜI VIỆT LƯỜI BIẾNG"

HP : Mời các bạn đọc tiếp một bài về tính xấu của người Việt. Tôi nghĩ tác giả bài này nhìn nhận vấn đề một cách khác quan và những phân tích có lý.
SỰ THẬT PHŨ PHÀNG VỀ “NGƯỜI VIỆT LƯỜI BIẾNG”
Sự lười biếng của một bộ phận không nhỏ dân ta trước kia vẫn giấu mình như một dạng gien lặn. Thì nay, do sức ép ngày một cao trong hoạt động kinh tế và hội nhập quốc tế, đã được kích hoạt và bộc lộ.
Có người hỏi tại sao tôi không hay nói về những thứ tốt đẹp hay cổ xúy những cái hay, cái cao đẹp của dân tộc mình, mà cứ tìm về mấy cái xấu, cái tiêu cực? Tôi muốn gì hay được lợi gì từ việc này? Xin được phép thưa rằng từ nhỏ đến giờ không chỉ riêng tôi mà rất nhiều bạn bè khác đã được học, được nghe và được “dạy dỗ” quá nhiều (cả tần suất lẫn nội dung) về những thứ cao đẹp của dân tộc mình, đất nước mình. Thực tế thế hệ của chúng tôi đã được nuôi dưỡng lòng tự hào và niềm tin về tương lai xán lạn của đất nước nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng tôi nhận được về mặt dinh dưỡng(!).
Thực tế, những gì được cho là tốt đẹp và mang màu sắc văn hóa Việt, tinh thần Việt hay tính cách Việt, có thể giúp Việt Nam thoát khỏi các cuộc chiến, chứ hoàn toàn chưa đủ sức để làm nên một Việt Nam mạnh giàu theo đúng nghĩa. Để đất nước có thể có những bước tiến nhanh hơn, mạnh hơn theo hướng bền vững, các nhân tố đang kìm hãm sự đi lên của đất nước cần được nhận diện một cách thấu đáo hơn.
Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận trong thời gian qua, là nhiều bất cập đang diễn ra khiến nhiều người lo ngại và quan tâm sâu sắc.
Sự tích tụ quá nhiều bức xúc trong một xã hội thiếu tính định hướng đã gây tác động tiêu cực đến lối sống và cách nghĩ của dân chúng. Hệ quả là làm dài thêm danh sách hoặc bổ sung thêm nội dung của “người Việt xấu xí”, với một nền tảng xã hội méo mó nơi con người trở nên vô cảm với đồng bào mình, đất nước mình và tương lai của chính mình.
Niềm tin về sự cảm hóa, thức tỉnh hay kêu gọi xã hội thay đổi thông qua giáo dục và truyền thông dường như đang mất dần!
Phải chăng sự thật phũ phàng về việc Việt Nam chưa từng bao giờ giàu có hay thịnh vượng (chứ chưa dám nói đến văn minh)? Không phải do ngẫu nhiên mà đều có lý do của nó – “số mệnh một dân tộc, vốn được tạo nên bởi hành vi và lối sống của dân tộc đó”. Nếu giả thuyết này là đúng, thì đây quả thực là một bi ai lớn hơn tất cả những bi ai khác!
Ai đó vẫn bảo là người Việt Nam cần cù và siêng năng trong lao động. Thực tế hoàn toàn không được như vậy. Đa phần dân chúng (trong nước) chỉ làm việc cầm chừng để đủ ăn và khi có điều kiện là hội hè, xe pháo. Tuy vậy, nhiều người rất hay đổ lỗi cho hoàn cảnh để né tránh trách nhiệm và ngụy biện cho tính lười biếng cùng khả năng kém thích nghi hay hòa nhập của mình.
Chính cái sự lười cả về mặt thể chất (lao động, vận động,v.v.) và tinh thần (tư duy, tính toán, suy xét,v.v.). trước kia vẫn giấu mình như một dạng gien lặn của người mình. Thì nay, do sức ép ngày một cao trong hoạt động kinh tế và hội nhập quốc tế, đã được kích hoạt và bộc lộ ra ngoài. Kết hợp vói một số tồn tại khác như sự phân hóa giàu nghèo hay tình trạng thất nghiệp tăng đã và đang khiến cho xã hội quan ngại về tương lai của đất nước.
Vậy nguyên nhân nào khiến xã hội của chúng ta có nhiều người lười – có thể thấy rõ thông qua hiệu suất lao động (thấp hơn các nước trong khu vực nhiều lần)? và cần phải làm gì để thay đổi một cách toàn diện chứ không phải chỉ chữa “triệu chứng”.
Tại sao Việt Nam có thể chuyển mình nhanh đến vậy từ một nền nông nghiệp què quặt và thiếu ăn thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới? Đó chính là sự khác nhau căn bản giữa kinh tế “hợp tác xã” theo kiểu “cha chung không ai khóc” và kinh tế “nông hộ”- khi người dân lao động trên mảnh đất của họ và được hưởng những thành tựu từ chính những gì họ đã nỗ lực. Nhìn rộng ra, có thể thấy sự lười biếng của nhiều người không đơn thuần là vì do bản tính họ lười, mà chủ yếu có liên quan đến “lỗi hệ thống” cùng nguyên lý “thưởng – phạt” (khen thưởng & trừng phạt), vốn đang diễn ra trong các trụ cột quan trọng của một quốc gia – đặc biệt là “thể chế” và “xã hội”.
Về mặt thế chế: Việt Nam hiện có đến gần 3 triệu cán bộ công chức. Nhiều người trong số đó hầu như không làm việc, làm rất ít hoặc hiệu quả rất kém (“sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”). Tuy vậy, họ vẫn đều đặn lên lương và không bị sa thải. Trong khi đó một số người khác cố gắng, chăm chỉ và nỗ lực trong công việc nhưng thành quả của họ lại không được nhìn nhận hoặc đánh giá đúng mức. Kết quả là người làm biếng không bị phạt, người siêng năng không được thưởng, vô hình chung tạo nên bất công trong xã hội. Để phản đối sự phi lý đó, nhiều người chọn cách “không cần cố gắng” mà chỉ cầm chừng”.
Ngoài ra, các yếu kém của nền quản trị với sự thiếu vắng của các công cụ giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình và thượng tôn pháp luật, đã và đang tạo nên một hiện tượng phổ biến đó là có nhiều cán bộ công chức tham nhũng, nhiều doanh nghiệp buôn lậu, trốn thuế nhưng không bị phát hiện trừng trị bởi luật pháp. Trong khi đó quy trình khiếu nại, tố cáo không thực sự phát huy hiệu quả và chưa giải quyết được triệt để vấn đề đã khiến nhiều người dân chán nản thiếu tin tưởng vào nhà nước nên không muốn cống hiến.
Trên phương diện xã hội, đất nước ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi măt trái của Kinh tế thị trường do nền tảng xã hội còn non yếu, chưa được rèn giũa kịp thời. Hệ quả chính là tạo ra một thứ “văn hóa” quá coi trọng đồng tiền, thậm chí có nhiều người dùng tiền làm thước đo cho mọi thứ. Trong xã hội được gọi là kim “tiền” đó, người ta có thể làm bất cứ việc gì để có được nhiều tiền mà không lo bị cộng đồng trừng phạt, xa lánh hay khinh bỉ. Một sự thật, rất thật đang xảy ra hiện nay đó là nhiều người tỏ ra “kính nể” một công chức giàu có và sẵn sàng “học hỏi” để được như “anh ấy” mặc dù không ai biết hoặc có ý định tìm hiểu xem cái sự giàu có kia ở đâu ra và làm sao để có!
Sự lười biếng của phần đông dân số chỉ có thể được loại bỏ một khi đất nước thực sự có được một nhà nước pháp quyền với đầy đủ chức năng giúp bảo vệ công dân, hạn chế lộng hành vàhttps://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjs_t-gyNrKAhVHC44KHTXVDkwQjRwIBw&url=http%3A%2F%2Fwww.glitter-graphics.com%2Fusers%2Fjamesj%3Fpage%3D5&psig=AFQjCNETi5BV7i5PUDfqPss_zHbI6IvjiA&ust=1454553488135631 thực thi luật pháp minh bạch. Một nền tảng thể chế đảm bảo thưởng cho người xứng đáng và trừng phạt người sai trái sẽ giúp cho đất nước tự cân bằng lại để tiến lên.
Bên cạnh những đổi mới về thể chế (thường đi chậm), mỗi người trong chúng ta cũng cần vận động và thay đổi, chung tay xây dựng một xã hội với những giá trị “sạch sẽ”hơn. Ở xã hội đó bất kỳ ai đi ngược những giá trị mà cộng đồng đang vun đắp sẽ thấy hổ thẹn và bị xa lánh. Ở đó, tham nhũng cũng sẽ bị coi thường hay thậm chí bị khinh miệt hơn trộm cắp.
Được như vậy,mới hy vọng các thế hệ sau không phải tiếp tục nhận lấy trọng trách hàng ngàn năm qua giao phó (tiền đồ của đất nước đang nằm ở thế hệ các con, các cháu).




Vũ Văn (Theo Reds.vn)

4 nhận xét:

  1. Bài phân tích có lý chị ạ...Mình cứ "ngủ mơ" mãi do đã được dạy dỗ thiếu khách quan phải không chị?

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài này mới ngộ ra là đường lối của nước ta đi sai từ đầu sau những chiến thắng dành lại hòa bình. Nếu ta chịu học các nước đi trước, hoặc nghe lời tư vấn của ông Lý Quang Diệu thì bây giờ chúng ta đã gần được như Singapo rồi, Buồn quá!.

    Trả lờiXóa
  3. Người VN ta vẫn có GU làm thì láo, báo cáo thì hay, do đó chả ai dám nói ra những gì XẤU mà chỉ thích KHEN sáo mà thôi, Phương ạ. Có câu người ta thường nói LƯỜI LÀM LUỒN LỌT LẠI LÊN LƯƠNG từ lâu lắm rồi, Phương biết không. Thế hệ con, cháu ta nhiều cháu đã biết LƯỜI tai hại thế nào, nhưng NHẬU NHẸT hấp dẫn hơn, nên chúng cũng lại theo VẾT CHÂN TRƯỚC mà bước thôi. Nhưng sự quan tâm, suy nghĩ, buồn sầu của ta liệu có tác dụng gì không. Tôi nghi ngờ, HP ạ. Thôi nói bao giờ hết. Chào !

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bạn, 7 chữ "L" của bạn kết hợp thành một câu rất hay, nhưng nội dung của nó ta lại thấy một sự bất lực, nhưng chẳng thể làm gì được-một khối sương mù dầy đặc ở phí trước con đường nước ta đang đi bao giờ mới ta đây???.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]
Chèn Emoticons ( biểu tượng vui)
:)) mặt cười :(( khóc :D cười lớn :( buồn =)) cười xịt máu mũi
b-( bị ném gạch :) smile :P :-o :* :-s [-( @-) =d> b-) :-? :-> X-(

'data:label.url + "?&max-results=2"'
Chèn Emoticons
:))
:((
:D
:(
=))
b-(
:)
:P
:-o
:*
:-s
[-(
@-)
=d>
b-)
:-?
:->
X-(