CÁO LỖI CÙNG CÁC BẠN NHÉ : BÀI "TẠI SAO TQ RÚT GIÀN KHOAN HD-981" CÓ SỰ CỐ NHỎ NÊN CHƯA ĐĂNG ĐƯỢC. HẸN ĐI PHAN THIẾT VỀ SẼ ĐĂNG.
29 tháng 7, 2014
28 tháng 7, 2014
LỜI NHÀ TIÊN TRI: NHỮNG CHIẾC MÁY BAY...
Lời nhà tiên tri: Những chiếc máy bay rơi và Nga sẽ
mang lại hoà bình
- Cách đây 5
thế kỷ, nhà tiên tri Nostradamus đã có những tiên đoán kinh hoàng về năm 2014;
trong đó, lời tiên tri "những chiếc máy bay sẽ rơi từ trên trời
xuống" khiến nhiều người rùng mình.
Tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra khiến
nhiều người rùng mình nghĩ đến sự trùng hợp với lời dự đoán năm 2014 của Nostradamus - một nhà tiên tri nổi tiếng ở thế kỷ
16. Trong suốt cuộc đời mình, ông có hơn 1.000 lời tiên đoán mà quá nửa chúng
đã trở thành sự thật.
Nostradamus cũng có 10 lời tiên đoán về năm 2014.
Trong đó, ông cho biết những chiếc máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống. Thực tế,
vụ máy bay MH370 bị mất tích, máy bay MH17 bị bắn rơi, máy bay GE222 của Đài
Loan gặp nạn, hay mới đây nhất là máy anh của hãng hàng không Algeria gặp nạn
do bão cát khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Nhất là khi, những tai nạn
này liên tiếp xảy ra trong thời gian ngắn.
Nostradamus tiên đoán rằng một vị vua phía bắc
đến từ Aquilon (ám chỉ Nga) sẽ giúp thiết lập hoà bình và trật tự thế giới.
Người ta chưa bao giờ được thấy Mỹ và Nga cùng đứng về một phía, đặc biệt trong
vấn đề xung đột ở Syria. Nếu lời tiên đoán này trở thành sự thật thì năm 2014
có thể thế giới sẽ chứng kiến một cuộc "thay máu" mới về trật tự thế
giới.
Ngoài ra, nhà
tiên tri Nostradamus còn tiên đoán về một số thảm họa có
thể xảy ra trong năm 2014 này như: Obama sẽ là vị thổng thống cuối cùng của
nước Mỹ hay số phận của Israel.
Nostradamus đã tiên đoán chinh xác về chiến thắng
của Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2013. Ông cũng nói thêm rằng Obama sẽ là
tổng thống cuối cùng của Hoa Kỳ. Tiên đoán này ám chỉ rằng nước Mỹ sẽ sụp đổ
hay sẽ phải nhường vị trí đệ nhất siêu cường cho một quốc gia khác?
Nostradamus cũng tiên đoán rằng những biến đổi
bất thường của thời tiết sẽ xảy ra thường xuyên hơn và thảm họa thiên nhiên với
sức tàn phá khủng khiếp sẽ xuất hiện nhiều hơn. Lời tiên tri nói: “Nước sẽ dâng
lên còn mặt đất sẽ dần sụt xuống bên dưới”.
Nostradamus nói rằng Nhà Trắng sẽ dùng những trò
chơi chiến tranh với các vương quốc Arab. Mối quan hệ căng thẳng của cả hai bên
chưa bao giờ trở nên dễ dàng, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố.
Hà Thanh (Tổng hợp).
24 tháng 7, 2014
CÓ TIN ĐƯỢC KHÔNG?
Dương Yến Ngọc từng chia sẻ sẽ có một máy bay nữa của Châu Á gặp nạn khiến người hâm mộ nghĩ ngay đến tai nạn của máy bay Đài Loan ngày 23/7.
Dương Yến Ngọc - Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh năm 2000 khiến dư luận xôn xao vì khẳng định biết trước thảm họa MH17. Bởi sau hảm họa MH17, Dương Yến Ngọc thay vì chia sẻ những lời thương tiếc trên trang cá nhân như nhiều siêu mẫu khác, cô đã khẳng định:
Dương Yến Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân “Cách đây 1 năm mình nhận được một nguồn tin dặn dò mình nếu có đi ra nước ngoài thì hãy tránh đi 2 hãng hàng không là Malaysia và một hãng nữa (mình không tiện nói tên ở đây vì liên quan đến rất nhiều người). Lúc ấy mình có đặt câu hỏi tại sao thì không nhận được câu trả lời. Họ chỉ nói rằng, sắp tới sẽ có nhiều đau thương, anh chỉ giúp em sống được ngày nào hay ngày đó”. Không những thế, cựu siêu mẫu còn cho biết sẽ có một thảm họa rơi máy bay nữa xảy ra là của hãng hàng không khác của Châu Á nhưng không phải Việt Nam. Dương Yến ngọc khẳng định thêm.
Sau lời chia sẻ, Dương Yến ngọc đã chịu không ít “gạch đá”. Nhiều ý kiến cho rằng, cô người mẫu đang kém nổi muốn dựa vào sự này để đánh bóng tên tuổi, hay đây chỉ là một chiêu PR “rẻ tiền”. Tuy nhiên, tối qua (23/7), cả thế giới một lần nữa bàng hoàng và đau xót trước thông tin máy bay Đài Loan rơi khiến ít nhất 47 người thiệt mạng.
Dương Yến Ngọc - Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh năm 2000 khiến dư luận xôn xao vì khẳng định biết trước thảm họa MH17. Bởi sau hảm họa MH17, Dương Yến Ngọc thay vì chia sẻ những lời thương tiếc trên trang cá nhân như nhiều siêu mẫu khác, cô đã khẳng định:
Dương Yến Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân “Cách đây 1 năm mình nhận được một nguồn tin dặn dò mình nếu có đi ra nước ngoài thì hãy tránh đi 2 hãng hàng không là Malaysia và một hãng nữa (mình không tiện nói tên ở đây vì liên quan đến rất nhiều người). Lúc ấy mình có đặt câu hỏi tại sao thì không nhận được câu trả lời. Họ chỉ nói rằng, sắp tới sẽ có nhiều đau thương, anh chỉ giúp em sống được ngày nào hay ngày đó”. Không những thế, cựu siêu mẫu còn cho biết sẽ có một thảm họa rơi máy bay nữa xảy ra là của hãng hàng không khác của Châu Á nhưng không phải Việt Nam. Dương Yến ngọc khẳng định thêm.
Sau lời chia sẻ, Dương Yến ngọc đã chịu không ít “gạch đá”. Nhiều ý kiến cho rằng, cô người mẫu đang kém nổi muốn dựa vào sự này để đánh bóng tên tuổi, hay đây chỉ là một chiêu PR “rẻ tiền”. Tuy nhiên, tối qua (23/7), cả thế giới một lần nữa bàng hoàng và đau xót trước thông tin máy bay Đài Loan rơi khiến ít nhất 47 người thiệt mạng.
14 tháng 7, 2014
KIM JONG UN ĐANG NGHĨ GÌ
MỘT BÀI GẮN, HAY, NÊN ĐỌC
VÀI SUY NGHĨ KHI
“TRIỀU TIÊN KÊU GỌI THỐNG NHẤT VỚI HÀN QUỐC, LẬP CHÍNH PHỦ LIÊN BANG”.
Sự kiện này cho thấy:
1. Triều Tiên đã nhận
ra con đường diệt vong của một nhà nước phản dân chủ.
Sau hơn nửa thế kỷ thực hiện chính sách ngu dân nhằm
duy trì chế độ, thì cuối cùng, họ Kim đã không tránh khỏi sự diệt vong của thể
chế mà họ đã phản bội nhân dân một nửa nước Triều Triên.
Nếu như Hàn Quốc, với dân số 50 triệu, và GDP năm 2012
là 1.622 tỷ USD (một ngàn sáu trăm hai mươi hai tỷ), thì Triều Tiên, dân số 25
triệu người (2012), GPD năm 2012 chỉ là 40 tỷ USD, chỉ bằng 5% so với Hàn Quốc.
Đây là hậu quả do bị Bắc Kinh khống chế và phụ thuộc,
để rồi cuối cùng đi đến diệt vong.
2. Kim Jong Un đã kịp nhận ra rằng, Bắc Kinh đã bắt
đầu bỏ rơi chế độ Triều Tiên. Và không còn con đường nào khác là phải dựa vào
anh em miền Nam để cứu vãn.
Trích: “Báo cáo kêu gọi cả hai miền hạn chế phụ thuộc
vào "người ngoài" và giải quyết tất cả các vấn đề thông qua những nỗ
lực riêng của đất nước.”
Dẫu sao cũng đáng khen cho Kim Jong Un, là còn biết
thức thời.
3. Đây là sự kiện có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”
của thế giới hiện đại. Đây là kịch bản nằm ngoài sự suy nghĩ của nhiều người.
Chắc chắn, trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc trong hai ngày 6
và 7 tháng 7 đã bàn đến chuyện này, cho nên Triều Tiên chắc chắn đã biết trước
từ lâu và chuẩn bị kịch bản công bố lời kêu gọi này.
Đây là một thất bại thảm hại của Bắc Kinh, bởi vì Bắc
Kinh chẳng lấy được gì ở Triều Tiên trong suốt 60 năm qua (từ 1954-2014). Với
Việt Nam, thì Bắc Kinh còn lấy được một phần đất đai biên giới, Hoàng Sa, Một
phần Trường Sa…, nhưng với Triều Tiên, thì Bắc Kinh chẳng được gì, ngoài việc
tốn tiền nuôi chế độ Bình Nhưỡng trong mấy chục năm.
4. Bài học nào cho Việt Nam từ sự kiện này?
Phụ thuộc vào Bắc Kinh chưa bao giờ là sự khôn ngoan
của các triều đại Việt Nam. Ngược lại, luôn luôn bị lịch sử nguyền rủa.
Đừng tự biến mình thành Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống…
10 tháng 7, 2014
BIỂN ĐÔNG CẦN MỘT LÃNH ĐẠO MỚI...
"Biển Đông cần 1 lãnh đạo mới thay Mỹ chống Trung
Quốc bành trướng"
HỒNG THỦY
10/07/14
06:08
(GDVN) - Trong con mắt người Trung
Quốc, Mỹ đã không còn đủ tiền và mức độ cam kết để kiểm soát vị trí của mình ở
Đông Á.
Mỹ
vẫn tham gia vào khu vực, nhưng đang ngày càng tỏ ra miễn cưỡng trong việc hỗ
trợ đồng minh Philippines. Trong con mắt người Trung Quốc, Mỹ đã không còn đủ
tiền và mức độ cam kết để kiểm soát vị trí của mình ở Đông Á.Tờ
ABS CBN News ngày 9/7 đăng phân tích của chuyên gia các vấn đề quốc tế Richard
Heydarian người Philippines nhận định, sớm hay muộn Trung Quốc cũng sẽ thành
"ông chủ ở Biển Đông" nếu không có một lãnh đạo mới bảo vệ lợi ích
cho các quốc gia ven Biển Đông, mà lãnh đạo không phải là Hoa Kỳ.
Trong
khi đó Trung Quốc đang bắt đầu 1 cuộc "chiến tranh lâu dài" đã được
chứng minh rằng họ có lợi thế kể từ khi Washington không đưa ra bất kỳ cam kết
hành động nào một khi nổ ra chiến tranh hay xung đột thực sự ở Biển Đông. Ngược
lại, các quan chức Mỹ và Trung Quốc gần đây lặp lại rằng cả 2 hứa hẹn sẽ cải
thiện hợp tác kinh tế, an ninh và tránh đối đầu liên quan đến tranh chấp lãnh
thổ ở Đông Á.
"Ý
của Trung Quốc là: Mỹ sẽ không bao giờ cho phép chúng tôi có được một mức độ
kiểm soát (các vùng biển), nhưng chúng tôi đang tạo dựng nền tảng cho sự thống
trị thực tế trên các vùng biển. Chúng tôi sẽ có một vị thế để nói với người Mỹ
trong tương lai, rằng ai bây giờ mới là ông chủ?" Heydarian bình luận.
Ông
cho rằng sự thống trị thực tế trên biển có thể được nhìn thấy trong các cuộc
"chiến tranh ủy nhiệm" mà Trung Quốc tiến hành chống lại các đồng
minh, đối tác của Mỹ, trong đó có Philippines.
Phía
sau hậu trường, Trung Quốc đã củng cố khả năng quân sự thông thường để ngăn
chặn Mỹ truy cập vào khu vực một khi nổ ra khủng hoảng. Chúng bao gồm các hoạt
động cải tạo trái phép Trung Quốc đang làm ở Biển Đông (khu vực quần đảo Trường
Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
"Trong
vòng 1 năm hoặc lâu hơn, Trung Quốc có thể bố trí vũ khí hạt nhân trong khu vực.
Bắc Kinh sẽ nói với Washington: Nếu các ông muốn giúp đỡ Philippines trong
những khoảnh khắc của cuộc khủng hoảng, các ông sẽ phải đối mặt với thảm họa
hạt nhân", Heydarian nói.Ngay cả các nước khác trong khu vực đã bắt đầu
đặt câu hỏi về cái gọi là trục chiến lược của Mỹ ở châu Á. Cho đến nay người ta
vẫn chưa thấy các loại vũ khí của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ tìm đường tới châu Á.
"Các
nước đồng minh của Hoa Kỳ có một cảm giác rằng giờ đây Mỹ không còn là một nước
tối ưu có thể đẩy lùi người Trung Quốc. Đó là lý do tại sao các nước trong khu
vực nên tự lo cho mình."
Richard
Heydarian cho rằng, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực trở thành 1 nhà lãnh đạo mới
năng động thay thế Mỹ trong khu vực. Thậm chí Washington cũng đang thúc đẩy
Tokyo chịu trách nhiệm nhiều hơn ở Đông Á.
Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa công bố một kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động
của lực lượng vũ trang Nhật Bản, dỡ bỏ hạn chế quyền tự vệ tập thể cho quân
đội. Philippines đặc biệt ủng hộ cho nỗ lực này.
Heydarian
lưu ý rằng, các quốc gia khác đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản về khả năng
phòng thủ và công nghệ tiên tiến. "Sự yếu kém của Trung Quốc nằm ở khả
năng tác chiến chống tàu ngầm. Đó là lý do tại sao nhiều nước quan tâm đến Nhật
Bản".
8 tháng 7, 2014
BÀI HỌC VỀ TQ TRONG KÝ ỨC CON TRAI TBT LÊ DUẨN
Kỷ
niệm 28 năm ngày mất cố Tổng bí thư Lê Duẩn (10.7.1986 - 10.7.2014)
Bài học về TQ trong ký ức con trai cố TBT Lê Duẩn
TS. Lê Kiên
Thành, con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng chia sẻ về cha mình: “Nhiều người
nói, cha tôi là người chống Trung Quốc. Nhưng cha tôi từng nói, bản thân giới
lãnh đạo Trung Quốc với người Trung Quốc, với đất nước, với dân tộc Trung Quốc
là hai khái niệm khác hẳn nhau".
Ngày
bé, họa báo Trung Quốc tràn lan ở VN, in hình các lãnh đạo Trung Quốc, màu và
giấy rất đẹp. Tôi thường lấy để bọc vở. Có lần cha tôi nhìn thấy những cuốn vở
đó, hôm sau ông đã yêu cầu thư ký bóc hết những bìa có ảnh lãnh tụ Trung
Quốc để bọc những tờ báo khác vào.
Ông
không muốn người ngoài hiểu rằng con trai mình có gì không tôn trọng với Trung
Quốc. Nghĩa là cha tôi lúc nào cũng nghĩ rất sâu xa, cẩn trọng, dù trong thâm
tâm, ông luôn cảnh giác với người Trung Quốc.
Thực
tế là năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam, cha tôi rất buồn. Ở thời điểm
đó, ngoài việc tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học, Đặng Tiểu Bình muốn chứng
tỏ với nước Mỹ, Trung Quốc bây giờ không còn là một Trung Quốc đứng cạnh Việt
Nam nữa.
Cha
tôi và Đặng Tiểu Bình từng rất thân thiết với nhau. Năm 1961, ở hội nghị các
Đảng Cộng sản, cha tôi và Đặng Tiểu Bình đã từng thức thâu đêm với nhau để chia
sẻ quan điểm. Sự thân tình đó kéo dài mãi giữa hai người, kể cả khi Đặng Tiểu
Bình bị yếu thế trong giới lãnh đạo Trung Quốc, mỗi lần sang Trung Quốc, cha
tôi vẫn tìm gặp. Vì vậy cuộc chiến năm 1979, với cha tôi còn là sự phản bội về
quan hệ cá nhân.
"Trong sâu thẳm, tôi tự hào về điều đó: Cha tôi, TBT Lê Duẩn là
người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây. Trái tim ông đã xui khiến ông
hành động như thế. Và nếu còn sống đến hôm nay và đối mặt với vấn đề biển Đông,
ông cũng sẽ chỉ có duy nhất một lựa chọn đó!”.
Tuy
nhiên, khi Trung Quốc đã đánh ta, có lần xem những bài viết kích động phê phán
những lãnh tụ Trung Quốc, cha tôi đã đề nghị: “Đừng viết về cá nhân như thế
này. Chúng ta phê phán tư tưởng, hành động của họ, chứ không phê phán cá nhân”.
Nhiều
người nói, nếu không vì cha tôi, sẽ không có cuộc chiến tranh biên giới năm
1979. Nhưng thực tế, đến thời điểm này, khi chúng ta đã hết sức mềm mỏng, khi
chúng ta đã lùi đến hết mức chúng ta có thể lùi, những tham vọng của Trung Quốc
với lãnh thổ nước ta vẫn không hề dừng lại, thậm chí còn công khai và táo tợn
hơn rất nhiều.
Tôi
luôn tin rằng, lòng yêu nước không phải của riêng ai. Ai cũng sẽ yêu nước, dù
ít hay nhiều. Và mỗi người đều có quyền yêu nước theo cách của mình. Nhưng ở vị
trí người lãnh đạo đất nước, lòng yêu nước ấy phải là tuyệt đối. Bởi mỗi quyết
định liên quan đến con người đó đều ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc.
Nên,
chừng nào trong đầu một nhà lãnh đạo còn có những chuyện cá nhân chi phối, thì
chừng đó họ sẽ không thể anh minh trong những quyết định liên quan đến vận mệnh
dân tộc. Như cha tôi lúc còn sống luôn nói rằng, khi người ta đã yêu đất nước
đến vô cùng, đến mức trái tim chỉ có thể đập vì nó, thì họ sẽ luôn tìm được con
đường đúng nhất.
Một
lần, khi ghé thăm cửa khẩu Hữu Nghị, nơi được coi là biểu tượng hàn gắn của mối
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau giai đoạn chiến tranh, tôi đã thấy ở nơi
trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh
đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha mình.
Trong
sâu thẳm, tôi tự hào về điều đó: Cha tôi, TBT Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến
cùng từng tấc đất ở đây. Trái tim ông đã xui khiến ông hành động như thế. Và
nếu còn sống đến hôm nay và đối mặt với vấn đề biển Đông, ông cũng sẽ chỉ có
duy nhất một lựa chọn đó!”.
4 tháng 7, 2014
TIN VUI
Căm phẫn TQ, đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu triệu
đô ra Hoàng Sa
(VTC News) – Một đại gia Sài Gòn đã đầu
tư mua sắm 2 chiếc trực thăng, 100 tàu biển giá hàng ngàn tỷ đồng thẳng tiến ra
biển đảo Hoàng Sa đánh bắt hải sản.
Ông Phạm Ngọc
Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực
kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn) đã có những chia
sẻ thú vị về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có khi đầu tư mua trực
thăng, tàu biển trị giá hàng ngàn tỷ đồng để bám biển khai thác thủy, hải sản
bảo vệ chủ quyển vùng biển Việt Nam.
|
Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty
CP Đức Khải chia sẻ về kế hoạch mua trực thăng, tàu triệu đô thẳng tiến ra
vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy, hải sản
|
Theo ông Lâm suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn
trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc
chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển
bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng.
Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức
Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc
mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển.
Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.
Đến thời điểm này, Công ty Đức Khải đã đặt mua 45
chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam;
55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp
tới để vào đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Cũng theo ông Lâm, trong tổng số tàu trên, có 95 tàu
đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những thiết bị hiện đại sẽ ra khơi
đánh bắt thủy, hải sản ở 5 ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên,
Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa). 5 chiếc còn lại dùng để tiếp
tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận
sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền.
Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ
Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50
đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại,
bảo quản.
Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng
30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác Châu Âu sớm đưa
về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng
này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn
quốc.
“Tôi rất mừng là kế hoạch kinh doanh của chúng tôi
luôn nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ. Bên cạnh đó, các đối tác nước
ngoài như Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản được
phía công ty chúng tôi khai thác.
Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động”, ông Lâm chia sẻ.
Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động”, ông Lâm chia sẻ.
Một số hình ảnh
tàu triệu đô từ nước ngoài sắp về Việt Nam của đại gia Sài Gòn:
3 tháng 7, 2014
AI NỢ AI?
VIỆT NAM TRUNG QUỐC - AI NỢ AI?
Đã hơn 39 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất (30-4-1975) và hơn 35 năm kể từ ngày Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam (17-2-1979), vậy mà có người vẫn cứ nhắc đến ơn huệ với Trung Quốc. Đó là một sự nhầm lẫn vô cùng tai hại.
Trước hết là bởi vì Việt Nam không nợ Trung Quốc, mà ngược lại Trung Quốc nợ Việt Nam. Thứ đến Trung Quốc sẽ lợi dụng điều đó để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Việt Nam.
Một lần và vĩnh viễn, cần chỉ rõ những món nợ chưa trả và không thể trả được của Trung Quốc đối với Việt Nam từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, để không bao giờ phải nói đến ơn huệ giữa hai nước nữa. Sau đây là 10 món nợ không thể trả được của Trung quốc đối với Việt Nam.
1. Việt Nam đã kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và đã hy sinh xương máu hàng triệu người không chỉ vì Việt Nam, mà còn để bảo vệ Trung Quốc trước sự đe dọa trực diện của “Thế giới tự do” đối với sự tồn vong của chế độ Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Một khi Việt Nam là đồng minh của Pháp Mỹ, “Thế giới tự do” sẽ nằm sát nách Trung Quốc, và chế độ Mao Trạch Đông sẽ bị bao vây uy hiếp trực tiếp về mọi phương diện, kể cả về mặt đặt căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc. Bởi vậy, không cần Việt Nam phải đề nghị, thì Mao Trạch Đông cũng buộc phải giúp Việt Nam để chống Pháp và Mỹ. Việc Trung Quốc viện trợ vũ khí lương thực cho Việt Nam đánh Pháp Mỹ là vì lợi ích bảo vệ Trung Quốc. Giá trị vũ khí lương thực vài chục hay vài trăm tỷ Nhân dân tệ không thể sánh được với xương máu của hàng triệu người Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?
2. Mỹ là kẻ thù số 1 của Trung Quốc. Trung Quốc có tham vọng bá quyền thế giới. Việt Nam đã làm cho kẻ thù số 1 của Trung Quốc bị sa lầy và suy yếu. Hơn thế nữa, Việt Nam đã “cầm chân” Mỹ để Trung Quốc có cơ hội phát triển lớn mạnh. Bởi vậy, không cần Việt Nam đề nghị, Trung Quốc cũng chủ tâm xung phong viện trợ cho Việt Nam để làm Mỹ suy yếu càng lâu càng tốt. Vậy AI NỢ AI?
3. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc có được vị thế một trong hai nước lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới khi để Trung Quốc dương ngọn cờ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Hơn thế nữa, Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế, giúp cho Trung Quốc có uy tín để tranh dành vai trò lãnh đạo và cạnh tranh trực tiếp với Liên Xô. Chỉ vài chục tỷ Nhân dân tệ viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, và với sự bảo vệ của Việt Nam, mà chỉ trong vòng mấy năm, dẫu còn rất lạc hậu nhưng Trung Quốc đã ngoi lên trở thành một một cường quốc lãnh đạo một phần thế giới. Vậy AI NỢ AI?
4. Không chỉ bảo vệ thể chế trước sự tấn công của “Thế giới tự do”, không chỉ làm cho mục tiêu bá chủ thế giới trở thành hiện thực, Mao Trạch Đông và giới lãnh đạo Trung Quốc chủ mưu thôn tính thống trị Việt Nam. Bởi vậy Trung Quốc làm cho Việt Nam phải chia cắt lâu dài không thể lớn mạnh. Chính vì thế CHND Trung Hoa đã ép Việt Nam DCCH phải lùi từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp ước Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc ép Việt Nam không được nhận viện trợ của Liên Xô, không cho Việt Nam đánh lớn, không cho đàm phán với Mỹ, muốn Việt Nam làm bia đỡ đạn cho một cuộc chiến không có hồi kết để dễ bề thống trị khuất phục. Viện trợ vì những mục đích và mưu mô thâm hiểm vô cùng. Vậy AI NỢ AI?
5. Không chỉ viện trợ để choViệt Nam lâm vào một cuộc chiến tranh dai dẳng nhưng không thể chiến thắng, thâm độc hơn Mao Trạch Đông còn chủ trương đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng nhằm hủy diệt dân tộc Việt Nam. Mao Trạch Đông đã nhiều lần gửi thông điệp cho Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì miễn là không động đến Trung Quốc. Thủ đoạn diệt chủng tàn nhẫn quen thuộc của các bạo chúa Trung Hoa được Mao Trạch Đông đưa lên một mức độ thảm sát mới, không thành công ở Việt Nam, nhưng đã đưa đến họa diệt chủng cho nhân dân Campuchia. Tàn bạo đến thế là cùng. Tội lỗi đến thế là cùng. Vậy AI NỢ AI?
6. Ký Hiệp ước Genève 1954 tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam chưa ráo mực, năm 1956 CHND Trung Hoa đánh chiếm các đảo Đông Hoàng Sa, Đài Loan chiếm Ba Bình. Nhân lúc Việt Nam còn bận chiến tranh, Trung Quốc dời các cột mốc biên giới vào sâu lãnh địa Việt Nam. Trắng trợn hơn Trung quốc điều hơn 2000 công nhân và lính đổ đập bê tông ngang nhánh sông Thác Bản Giốc, đòi chiếm đảo Pò Thoong, dời cột mốc biên giới số 53 từ bên kia sông vào quá nửa lòng sông. Ải Nam Quan, một nửa Thác Bản Giốc và nhiều vùng lãnh thổ nữa của Việt Nam đã thuộc về Trung Quốc. Dành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới Trung Quốc chỉ mở cống nước phia bờ Việt Nam cho dòng chảy xói về bờ Việt Nam. Khi phân định theo luật trung tuyến dòng chảy, Trung Quốc dành phần hơn trên đất liền và nhất là trên biển. Trung Quốc cho dân xâm cư các vùng đất vắng và trên đảo để biến thành làng bản của Trung Quốc. Chưa đủ, năm 1974 nhân Việt Nam bị chia cắt thành hai miền đối địch, Trung Quốc mang quân chiếm nốt các đảo Tây Hoàng Sa.
Năm 1984 Trung Quốc chiếm Núi Đất ở Hà Giang.Năm 1988 Trung Quốc chiếm các đảo Gạc Ma Tư Nghĩa Su Bi Chữ Thập Châu Viên Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong suốt 65 năm tồn tại nước CHND Trung Hoa, Trung Quốc đã chiếm hàng ngàn km vuông đất và biển đảo của Việt Nam. Vậy AI NỢ AI?
7. Với âm mưu thâm độc làm cho Việt Nam suy yếu, Trung Quốc xúi dục và hậu thuẫn cho cho chính quyền Pôl Pốt mang quân chiếm đất và tàn sát nhân dân Việt Nam ở các tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam trong suốt các năm 1977-1979. Không thể chịu đựng được sự tàn bạo của quân diệt chủng Pôl Pốt, Việt Nam buộc phải điều quân phản công, lún sâu vào cuộc chiến thêm 10 năm nữa, trong khi đáng ra phải được hưởng hòa bình và tự do để xây dựng đất nước. Vậy AI NỢ AI?
8. Không thống trị và thần phục được Việt Nam, ngày 17-2-1979 Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới với Việt Nam. Quân Trung Quốc đã tàn phá làng mạc thành phố, giết hại hàng vạn dân thường Việt Nam. Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm chiếm Việt Nam nhưng lại lừa đảo nhân dân Trung quốc rằng Việt Nam tấn công Trung Quốc trước và Trung Quốc chỉ phản kích tự vệ. Thất bại phải rút về nước và dối trá đã làm cho lãnh đạo Trung Quốc sợ hãi bộc lộ sự thật trước nhân dân Trung Quốc, nên phải thỏa thuận với Việt Nam không bao giờ nhắc đến cuộc chiến tranh tháng 2- 1979. Tội ác chiến tranh chống Việt Nam. Tội ác giết chết con em nhân dân Trung Quốc. Tội lừa gạt nhân dân Trung quốc. Vậy AI NỢ AI?
9. Buộc phải rút về nước, liên tục trong 10 năm tiếp theo 1980-1989 Trung Quốc đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, chiếm đất và bắn phá làng mạc thị trấn Việt Nam, gây nhiều thương vong cho dân thường. Các mặt trận Lạng Sơn Hà Giang vô cùng khốc liệt làm hy sinh hàng ngàn thanh niên trai tráng Việt Nam và hàng ngàn nhân mạng binh sỹ Trung Quốc. Suốt 10 năm ròng biên giớ phía Bắc Việt Nam có chiến tranh với Trung Quốc, Việt Nam không có cơ hội để tập trung phát triển đất nước. Vậy AI NỢ AI?
10. Trong suốt 25 năm bình thường hóa quan hệ từ Hội Nghị Thành Đô ( 4-9-1990 ), Trung Quốc đã bán được bao nhiêu máy móc thiết bị hàng hóa sang Việt Nam? Trung Quốc đã thắng thầu bao nhiêu công trình quan trọng? Trung Quốc đã mua được những tài nguyên khoáng sản giá rẻ nào của Việt Nam? Lợi nhuận kinh tế mà Trung Quốc thu được từ Việt Nam trong suốt 25 năm qua đã đủ cân bằng với những gì mà Trung Quốc đã bỏ ra trước đó? Vì hàng nhái kém chất lượng rẻ tiền của Trung Quốc mà Việt Nam không phát triển được nền kinh tế tự chủ, vì hàng hóa độc hại của Trung Quốc mà người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả không lường được về sau này. Tông thể tất cả lại: AI NỢ AI?
Thiết nghĩ chỉ với 10 điểm nêu trên đã thừa đủ kết luận là Trung Quốc mang ơn Việt Nam không thể trả được. Vài chục hay vài trăm tỷ Nhân dân tệ viện trợ trong chiến tranh của Trung Quốc đã trở thành nhỏ nhoi vô nghĩa.
Lịch sử thì không có chữ nếu. Nhưng cứ đặt câu hỏi rằng: Nếu Mao Trạch Đông không giúp Việt Nam thì sẽ ra sao? Câu trả lời đã có trong lòng mỗi bạn đọc.
Điều phải lưu ý là nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc cũng như bất cứ dân tộc nào khác trên quả địa cầu đều tràn đầy tình tương thân tương ái. Hãy tách nhân dân ra khỏi chính thể trong đánh giá cho - nợ thắng - thua, để không làm tổn thương đến tình người.
Đặt lên bàn cân của lợi ích, của lương tâm, của công lý, của tiến bộ nhân loại, của bất cứ tiêu chí nào, ở bất cứ phương diện nào, nước CHND Trung Hoa nợ Dân tộc Việt Nam những món nợ không bao giờ trả được.
Từ đây hãy đào sâu chôn chặt, từ đây đừng bao giờ nhắc đến ơn huệ của chính thể Mao Trạch Đông và những kẻ nối dõi. Chính họ là tội đồ đưa đến đau thương mất mát cho Dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế họ là tội đồ đưa đến đau thương cho chính nhân dân Trung Quốc.
Từ ngàn xưa các triều đại Trung Quốc đã nợ Việt Nam. Chính thể Trung Quốc hiện nay càng nợ Việt Nam. Và các chính thể Trung Quốc sau này còn mãi nợ Việt Nam. Mối nợ ngàn năm vĩnh viễn.
--
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)