10 tháng 5, 2014

VÁN CỜ VIỆT NAM HAY CƠ HỘI CỦA NGA

HP : Có lẽ bài này tác giả lược dịch vội nên nhiều chỗ hơi lủng củng, khó hiểu, nhưng tôi thấy đọc kỹ và suy ngẫm thì cũng hiểu được nên đưa lên để các cụ phân tích xem các ông chủ lớn đang vờn nhau như thế nào. Chỉ thương cho các nước bé nhỏ như nước ta!
VÁN CỜ VIỆT NAM HAY CƠ HỘI CỦA NGA



Lược dịch theo bản tiếng Nga   http://khong-ai.livejournal.com/8199.html
Третье тысячелетие: шанс для России или третья мировая?
Хартленд переехал на Восток
http://khong-ai.livejournal.com/

(Thiên niên kỷ thứ ba: Сơ hội cho Nga hay thế chiến thứ ba?
Trung tâm địa cầu di chuyển về phương Đông)
May 9th, 1:39
… Trong bối cảnh các sự kiện Ukraina, dường như không mấy ai chú ý tới cuộc leo thang xung đột Việt Nam - Trung Quốc tại biển Hoa Nam…
Có thể giả định rằng, trong thiên niên kỷ thứ ba tâm điểm Heartland được đặt đúng vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APR). Vai trò ngày càng tăng của APR đươc nhắc tới trong "Khái niệm Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga" như sau: "Khả năng thống trị nền kinh tế và chính trị thế giới của phương Tây tiếp tục co lại. Xuất hiện sự phân tán tiềm năng toàn cầu về quyền lực và phát triển, với chuyển dịch về phương Đông, chủ yếu vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương"
Cuộc xung đột quyền lợi cơ bản trong khu vực xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời Nga cũng sẽ tăng vị thế của mình trong khu vực này. Trong đó, sự gia tăng vị thế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trực tiếp phụ thuộc vào khả năng mở rộng ảnh hưởng tới một số quốc gia xung yếu, trong đó có Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho đến gần đây, các nước không nằm trong vành đai thân Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, đã cố gắng cân bằng giữa quyền lợi của Hoa Kỳ, Trung Quốc và các yếu tố trong và ngoài khu vực khác, đang được một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên , các nước nằm trong vòng xung đột quyền lợi của các siêu cường, trong thời gian gần đây, ngày càng thường xuyên phải từ bỏ tính trung lập và phải
đi vào phạm vi ảnh hưởng của một trong các bên tranh chấp.
Trong những điều kiện này, hiệu quả nhất sẽ việc tác động tới quốc gia nào đã kịp lôi kéo vào quỹ đạo của mình các nước trong khu vực mà chưa có lựa chọn, đặc biệt là những quốc gia nắm giữ vị trí địa chiến lược quan trọng.
Trung Quốc lấn tới - Nga im lặng
Trong bối cảnh các sự kiện Ukraina, dường như không mấy ai chú ý tới cuộc leo thang xung đột Việt Nam - Trung Quốc tại biển Hoa Nam (người Việt Nam gọi là Biển Đông). Vào đầu tháng 5, khoảng 80 tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan nổi HD981 xâm nhập vào vùng lãnh hải của Việt Nam, và ngày 7 tháng 5, khi toàn bộ Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, các tàu Trung Quốc đã tấn công bằng vòi rồng, đâm húc tàu Việt Nam, làm tàu Việt Nam bị hư hại, một số thủy thủ bị thương.
Phương tiện truyền thông và các quan chức Nga đã hầu như bỏ qua vụ việc này, và thông báo RIA "Novosti" không chứa bất kỳ tuyên bố của các quan chức nào của Liên bang Nga về vấn đề nêu trên, cũng như các phân tích ảnh hưởng của việc này đến lợi ích của Nga trong khu vực và châu Á - Thái Bình Dương, và không đáng ngạc nhiên, kẻ châm ngòi chiến tranh đã được tuyên bố là Hoa Kỳ . [2]
Một trong số ít các chuyên gia Nga đã nhận xét về các sự kiện trong biển Nam Trung Hoa, Anton Tsvetov, nói rằng vị thế của Nga là khá mơ hồ: "vị thế trung lập của Moscow về vấn đề Biển Đông, tất nhiên, là thích đáng. Tuy nhiên, tính trung lập này là hoàn toàn có thể mở rộng và cụ thể hóa. Trong trường hợp này mối quan tâm của Nga là quá rõ ràng - nếu công ty trong nước quyết định bắt đầu khai thác dầu chính trong khu vực này, họ sẽ phải đàm phán với ai - Trung Quốc hay Việt Nam?
Nói thẳng rằng, hoạt động của các công ty Nga, dù trong bất kỳ mức độ nào, không nên phụ thuộc vào các vấn đề riêng của quan hệ chính trị giữa hai quốc gia khác. Cả hai đều là đối tác chiến lược của chúng ta, bất luận điều đó có nghĩa gì" [3] .
Mỹ đã có phản ứng ngay lập tức. Và phản ứng này rõ ràng là bênh VN.
Đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phát biểu:
"Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động nguy hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng phương tiện ngoại giao hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ phản đối các hành động khiêu khích và đơn phương đe dọa hòa bình và an ninh ở Biển Đông"
Kêu gọi hỗ trợ cho Việt Nam, Thượng nghị sĩ John McCain , một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, tuyên bố rằng, hành động của Trung Quốc là trái với luật pháp quốc tế [4].
Làm thế nào để bán khí đốt mà không bị mất đồng minh
Tính trung lập của Nga có thể được hiểu một phần, vì trong bối cảnh mối quan hệ phương Tây - Nga xấu đi, mối quan hệ Nga - Trung Quốc đã trở nên đặc biệt, hơn nữa, dự kiến trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 5 của Tổng thống Putin, một trong số nhiều vấn đề, có khả năng sẽ quyết định về việc ký kết hợp đồng cấp khí đốt của Nga sang Trung Quốc thời hạn ba mươi năm. Hợp đồng này đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, vì các sự kiện liên quan đến Ukraina có thể phá vỡ việc thực hiện dự án Ukraina - Trung Quốc về sản xuất khí tổng hợp , với giá thành thấp hơn giá của "Gazprom " chào bán.
Lại trở về Ukraina, chúng ta có thể giả định rằng các sự kiện Ukraina, ở một mức độ nào đó, liên quan đến nỗ lực ngăn chặn việc tăng cường vị thế của Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ngăn chặn việc tăng cường vị thế của Nga trong khu vực, là lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc.
Lịch sử cho thấy rằng, ngay sau khi Nga bắt đầu thách thức sự độc quyền thống trị toàn cầu của người Anglo-Saxon ở khu vực Thái Bình Dương, ngay lập tức người ta đã cố gắng lôi kéo Nga vào một cuộc chiến tranh bất lợi cho nó.
Đã từng xảy ra như vậy trong chiến tranh Crimea, chiến tranh Nga - Nhật và cuộc chiến tranh mới đây ở Afghanistan, đã diễn ra khi Trung Quốc và Mỹ cùng nhau cố gắng ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Á.
Chúng ta có thể giả định rằng, người ta muốn biến Ukraina thành một "Afghanistan thứ hai" đối với Nga, để nó "không cản chân" Hoa Kỳ và Trung Quốc, những kẻ đang cố gắng phân chia vùng ảnh hưởng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chuyến thăm gần đây của Tổng thống Obama đến châu Á và những cố gắng của Trung Quốc giải quyết bằng vũ lực các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là những bằng chứng hùng hồn cho việc này.
Một ví dụ điển hình là Mỹ không mời Hải quân Nga cùng tham gia tập trận «RIMPAC », nhưng lại gửi lời mời tới Bắc Kinh. [5]
Đối với Trung Quốc , với tất cả các thề nguyện trang trọng rằng "Nga và Trung Quốc là anh em mãi mãi", Nga, rất có thể, được cần đến như một nhà cung cấp vũ khí và năng lượng, chứ không phải là một cầu thủ chính thức và đối thủ cạnh tranh trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, và mục đích của Hoa Kỳ cũng khá rõ ràng- là gạt Nga sang bên lề, đẩy Nga vào xung đột với Trung Quốc (Brzezinski đã từng nhận xét rằng "để chiến thắng Trung Quốc chúng ta sẽ cần tốn chừng 30-40 triệu người Nga" và S. Hantington từng mơ ước về cuộc diễu hành chiến thắng chung Nga và NATO tại Thiên An Môn), hay xé nát Nga ra từng mảnh ...
Tuy nhiên, Nga vẫn có cơ hội. Cơ hội để thể hiện bản thân trên đấu trường thế giới, đánh bật Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ván cờ Việt Nam (gambit- nước cờ thí quân)
Phần lớn thế kỷ trước được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng tới Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại, với nhận thức là Việt Nam có một vị trí địa chiến lược quan trọng trong kiến trúc của APR, hoàn toàn có thể dự đoán sự tăng cường các hoạt động của Mỹ để lôi kéo Việt Nam tham gia vành đai ngăn chặn chống Trung Quốc.
Một số điều kiện tiên quyết cho việc này đã có từ trước, nhưng tình cảm thân Mỹ đặc biệt mạnh mẽ trong giới lãnh đạo của Việt Nam bắt đầu sau khi cuộc khủng hoảng Crimea. Thật vậy, Crimea - là một tiền lệ mà Trung Quốc cũng có thể sử dụng. Ngày 6 Tháng 3 , Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận để chiếm vùng lãnh thổ đảo tranh chấp[6] , và 2 ngày sau, ngày 08 tháng 3, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố cần thiết phải tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ [7].
Một chi tiết thú vị trong tiểu sử nhân vật quân sự Việt Nam cấp cao này: cha ông Nguyễn Chí Vịnh - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Bí thư Quân ủy Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay còn gọi là Việt Cộng. Người cha đã chiến đấu chống người Mỹ, còn người con lại đàm phán với họ về viện trợ quân sự ...Số phận trớ trêu? Tuyệt nhiên không. Với Mỹ, Việt Nam đã chiến đấu trong khoảng 10 năm, nhưng chiến tranh với nước láng giềng phương bắc thì kéo dài hàng ngàn năm. Thời gian trước, Liên Xô đã dành cho Việt Nam sự trợ giúp vô giá để đối đầu với Mỹ và Trung Quốc, nhưng giờ đây làm sao có thể đánh giá triển vọng sự giúp đỡ của Nga cho Hà Nội, khi Trung Quốc hỗ trợ Nga về vấn đề Crimea và xứng đáng được mong đợi từ
Nga điều tương tự, và Nga có ý định cung cấp cho Trung Quốc tổ hợp S-400? [8]
Bình luận về các sự kiện trên biển Hoa Nam, nhà chính trị học người Nga Gregory Lokshin lưu ý rằng, cuộc khủng hoảng Ukraina đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động tương tự của Trung Quốc và bằng động thái này TQ muốn kiểm tra xem Washington có sẵn sàng bảo vệ các đồng minh và các nước khác ở Đông Nam Á hay không. [9]
Đồng ý với Gregory Lokshin rằng cuộc khủng hoảng Ukraina đã tạo ra một tiền lệ và môi trường thuận lợi cho các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng tôi không cho rằng, bằng cách đó Trung Quốc lại muốn kiểm tra sự sẵn sàng của Washington bảo vệ các nước Đông Nam Á, bởi vì hành động như vậy Trung Quốc về cơ bản buộc tất cả các nước Đông Nam Á phải suy nghĩ hơn về hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, như vậy thành ra tiếp tay cho Mỹ, chứ không phải Trung Quốc. Còn để kiểm tra sự sẵn sàng của Hoa Kỳ đứng về phía các chư hầu thì còn có nhiều mục tiêu thích hợp hơn, so với Việt Nam, ví dụ, những nước mà Barack Obama tới thăm cách đây không lâu.
Hoàn toàn có thể là các hành động của Bắc Kinh cũng như một tín thư gửi tới các cử tọa trong nước để đồng chí Tập được thể hiện mình như một chính trị gia mạnh mẽ, cũng có những động thái nổi tiếng như Vladimir Putin, bởi vì trong thế giới blog Trung Quốc, rất nhiều người không giấu sự ngưỡng mộ đối với các chính sách của Putin liên quan đến Crimea .
Thời gian tới, Bắc Kinh có thể sẽ cố gắng thôn tính một phần các lãnh thổ đang tranh chấp theo kịch bản Crimea, bởi vì các đảo Hoàng Sa đang được di dân Trung Quốc tới ồ ạt…
Với sự gia tăng thêm căng thẳng trong APR, việc lôi kéo Việt Nam và những quốc gia khác tham gia vào dự án Mỹ để bao vây Trung Quốc, chỉ là một vấn đề thời gian. Cũng rất có thể trong hoàn cảnh như vậy sẽ bắt đầu cuộc xung đột quân sự ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, từng bước lan đến các vùng lân cận, bởi rằng Trung Quốc, tất nhiên, sẽ không ngồi yên nhìn vành đai các quốc gia thù địch bao quanh mình. Đó chính là kịch bản về sự khởi đầu chiến tranh thế giới thứ ba vì lợi ích của Hoa Kỳ đã được S. Hantington viết trong cuốn sách "The Clash of Civilizations- Xung đột giữa các nền văn minh”
Như vậy chiến tranh thế giới thứ ba là không thể tránh khỏi?
Vâng, có và không. Sự leo thang xung đột có thể khắc phục bởi một “lực lượng thứ ba", mà Liên bang Nga thích hợp nhất để đóng vai trò chính. Chúng ta có thể nói rằng bây giờ là nhiệm vụ văn minh của Nga là duy trì hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu, để cứu nhân loại khỏi sự đe dọa của chiến tranh thế giới thứ ba, sự bắt đầu của nó có thể đồng nghĩa với sự tận cùng của nhân loại ...
Trong khi các nước trong khu vực còn chính thức giữ vị trí trung lập, sẽ vẫn có các ép buộc phải tham gia vào khối thân Trung Quốc hay thân Mỹ . Khi quá trình này hoàn tất, "cửa sổ cơ hội " để cho Nga trở thành một "lực lượng thứ ba" sẽ khép lại. Có lẽ việc lôi kéo Nga vào cuộc khủng hoảng Ukraina và một phần của các kế hoạch ngăn cản Nga được nắm bắt cơ hội này?
Câu hỏi vĩnh cửu- phải làm gì?
Trong khi duy trì quan hệ với Trung Quốc, Nga cần phải gia tăng ảnh hưởng của mình ở các quốc gia trọng yếu trong khu vực, nhất là ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này sẽ không thể thiếu được vai trò một trung gian hòa giải. Trong trường hợp, nếu Nga có thể đóng vai trò của trung gian hòa giải có hiệu quả giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các vấn đề tranh chấp, nó sẽ củng cố vị thế của Nga trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và cái gọi là "Vòng cung bất ổn Châu Á" được sử dụng bởi Hoa Kỳ như là một biện minh cho sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực và để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, có thể mất đi một số mắt xích quan trọng về chiến lược. Tăng cường vai trò của Nga trong trường hợp này, sẽ được đi kèm theo
việc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, và điều này, với tầm quan trọng của khu vực trong tương lai, đối với Mỹ sẽ tương đương với việc ra lề đường lịch sử thế giới. Ngoài ra, tăng cường vị thế của mình với các nước láng giềng của Trung Quốc, Nga nhận được đòn bẩy áp lực đáng kể lên Trung Quốc, điều đặc biệt quan trọng trong điều kiện Trung Quốc đang phục hồi ở Trung Á.
Nhưng cơ hội này chỉ có thể thực thi với điều kiện Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại của mình, có tính đến quyền lợi lâu dài của đất nước nói chung, chứ không chỉ chiều theo ý muốn của các tài phiệt dầu khí.
Odessa, ngày Chiến Thắng 9/5/2014



11 nhận xét:

  1. ĐỀ bài và nội dung bài hình như không ăn khớp ,hay là tôi không hiẻu bạn HP ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này, không biết do người viết hay người dịch, trình bày hơi lủng củng, nhưng K đọc kỹ sẽ hiểu. Thự ra, nội dung ứng với ĐÊ BÀI chỉ có một đoạn ngắn-TQ gây hấn với VN ở Biển Đông, nhưng thực chất là Mỹ và TQ đang lấy VN là đề tài để "đánh nhau", tác giả bài này muốn nói là Nga đang đứng ngoài cuộc, nhưng chỉ có Nga mới là lực lượng thứ 3 để hòa giải việc này, nếu việc hòa giải thành công thì thì Nga sẽ có một vị trí rất lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đồng nghĩa với việc Mỹ bị đẩy ra lề đường. Tôi hiểu như vậy, không biết có đúng không?

      Xóa
  2. Cảm ơn chị Phương đã cho xem bài này.. Hơi khó đọc nhưng đọc kỹ thì nắm bắt được. Cảm ơn chị đã ghe thăm. Blog của tôi không có vấn đề gì đâu. Vì tôi lấy ảnh từ những trang bị phong tỏa nên ảnh bị mất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Đăng Sinh đã ghé đọc bài.

      Xóa
  3. Tác giả bài này phân tích cũng sâu sắc nhưng chưa mach lạc lắm nên hơi khó hiểu, song cũng thấy là TG muốn nhắc Putin quan tâm đến chanh chấp giữa VN và TQ ở biển đông nói riêng và v/đ Châu Á - TBD nói chung, quan tâm đến vị trí lâu dài của nước Nga trên TG. Tôi hiểu như vậy có đúng không cụ ơi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ hiểu đúng đấy, nhưng có lẽ phải hiểu thêm một khía cạnh nữa là : tại sao thằng cha TQ lại chọn đúng thời điểm này-Nga lấy lại bán đảo Crimea để đưa giàn khoan vào vùng biển VN?, TQ đang ủng hộ Nga trong việc làm này cho nên Putin khó mở miệng, muốn lôi TQ về phía mình để chống lại phương Tây thì phải im lặng thôi.

      Xóa
  4. Cám ơn chị đã cho đọc bài này...Thương cho nước mình luôn bị đem ra làm "mồi" cho những tham vọng của các nước lớn...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo nhiều bài báo thì VN có một vị trí rất quan trọng đối với ba ông chủ lớn là TQ, Mỹ và Nga cho nên họ ngầm thỏa thuận, mặc cả với nhau về cái "MỒI" này.

      Xóa
    2. Sao trả lời Com của chị với ST lại bị mất nhỉ?
      Đúng là nước mình đả và vẫn đang là món hàng đắt giá để các ông chủ lớn dùng để trao đổi, mặc cả với nhau.

      Xóa
  5. Nhân đọc bài này tôi muốn các cụ thay đổi quan niệm cho rằng VN là một nước nhỏ nên bị các nước lớn bắt nạt và thôn tính. Thực ra VN đâu có nhỏ, VN có dân số đứng thứ 13 Thế giới cơ mà. Nhưng phải nói rằng VN tuy to mà yếu. Yếu như thế nào nói ra thì dài mà ai ai cũng đã biết cả. Còn các nước lớn thì luôn luôn theo đuổi quyền lợi của họ. Kết luân rút ra là để không bị bắt nạt và thôn tính thì VN phải mạnh. Israel, Singapore, Hàn quốc không lớn nhưng lại mạnh thành ra không ai dám bắt nạt hay nhăm nhe thôn tính. Chỉ tiếc rằng mấy chục năm qua chúng ta đã không quan tâm làm cho nước mình mạnh lên. Không những thế, so với các nước chung quanh thì lại còn ngày càng yếu đi. Nguyên nhân của sự yếu kém tụt hậu này mà cụ Kiệt đã cảnh báo từ lâu rôi, là do đâu chắc các cụ nhà mình ai ai cũng biết chỉ chưa dám nói thẳng ra mà thôi. Cám ơn entry này của HPđã giúp mở rộng sự xét đoán v/đề quan trọng này.

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn bạn Trác đã đọc và phân tích kỹ. Chúng ta hiểu, nhưng phải làm gì? ,hãy để đời con, cháu chúng ta "sửa sai", tôi rất tin vào thế hệ trẻ sẽ thay đổi Đất nước theo đúng quỹ đạo.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]
Chèn Emoticons ( biểu tượng vui)
:)) mặt cười :(( khóc :D cười lớn :( buồn =)) cười xịt máu mũi
b-( bị ném gạch :) smile :P :-o :* :-s [-( @-) =d> b-) :-? :-> X-(

'data:label.url + "?&max-results=2"'
Chèn Emoticons
:))
:((
:D
:(
=))
b-(
:)
:P
:-o
:*
:-s
[-(
@-)
=d>
b-)
:-?
:->
X-(