Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả
Bạn có ngạc nhiên không, nếu tôi nói rằng giá một ly cà phê ở Sài Gòn, trung bình cũng gần bằng giá một ly cà phê ở Paris?
Người tiêu dùng Việt Nam nên học cách chi tiêu hợp lý
Không ở nước nào, mà người tiêu dùng lại dễ dãi với giá cả như ở Việt Nam.
Khái niệm “Acceptable price range” - hạn mức giá có thể chấp nhận được, dường như quá rộng rãi trong xã hội Việt. Người tiêu dùng Việt trả tiền, đôi lúc biết rõ ràng là bất hợp lý, nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua. Có người còn chẳng hiểu khái niệm giá cả hợp lý là gì nữa.
Rất nhiều sản phẩm và dịch vụ trên thị trường hiện nay, rất phù hợp với tiêu chí “lợi ích mong đợi từ sản phẩm không tương xứng với cái giá người tiêu dùng phải trả”. Vấn đề là, người tiêu dùng Việt vẫn trả.
Lấy ví dụ, khi giá xăng tăng 1.000 đồng/lít, lập tức nhiều nhà cung cấp
thực phẩm tăng trên một khẩu phần từ 5.000-10.000 đồng, trong khi chi phí trung bình chia ra trên quãng đường di chuyển chỉ thêm 100 đồng. Nghĩa là, chi phí đầu vào tăng thêm chỉ 1, nhưng giá bán đầu ra tăng thêm những 1.000.
Kiến thức tiêu dùng của người Việt quá yếu, nên khi các nhà cung cấp (người bán) đưa ra một lý do nào đó để tăng giá, thì lập tức cho qua, và móc hầu bao ra trả. Điều này khiến ngày càng nhiều người bán hàng “hoang tưởng” về mức giá mà họ có thể đưa ra trên thị trường.
Sự dễ dãi của người tiêu dùng Việt, trong một chừng mực nào đó, làm cho chính những nhà cung cấp Việt trở nên lạm dụng việc tăng giá, và qua đó hạn chế tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thêm vào đó, khi một doanh nghiệp Việt bắt đầu có chút tiếng tăm, thì lập tức nghĩ ngay đến việc tăng giá, chứ không nghĩ đến việc phải tăng thêm lợi ích cho khách hàng. Điều này cũng bắt nguồn từ sự dễ dãi của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận mức giá “vì thương hiệu đó nổi tiếng”, mà không cân nhắc chút nào đến lợi ích mà mình nhận được. Sự thiếu hiểu biết khiến cho người tiêu dùng Việt trả giá rất nhiều, mà ví dụ điển hình có thể thấy thường xuyên chính là các loại quần áo hàng hiệu.
Góp phần thêm vào sự dễ dãi với giá cả, đó chính là tính sĩ diện của người tiêu dùng Việt. Khi người Việt than giá cao, chúng ta sợ mọi người chê mình nghèo, keo kiệt, thiếu hào phóng.
Sĩ diện, nên thay vì từ chối, thì tặc lưỡi cho qua. Sĩ diện, nên thay vì
tìm hiểu đầy đủ kiến thức về sản phẩm, thì chỉ nghe người bán nói, rồi trả, trả, và trả. Điều đó tạo nên một xã hội tiêu dùng rối loạn về mức giá.
Cho nên, trong khi giá thịt bò, thịt gà, thịt heo của chúng ta ngang với
một số nước châu Âu, thì thu nhập của chúng ta lại thấp hơn họ gần cả ngàn lần. Ví dụ : một chiếc điện thoại có giá bằng cả 2-3 tháng lương của một nhân viên văn phòng Việt, lại có thể bán chạy ở đất nước chúng ta hơn cả các nước, mà cũng chiếc điện thoại này, giá lại chỉ bằng một phần mười lương tháng của họ.
Đã đến lúc người Việt nên học cách chi tiêu hợp lý. Đã đến lúc, mà người Việt nên học cách cân nhắc về giá trị sản phẩm. Hãy biến mình thành người tiêu dùng, chứ không phải “bị tiêu dùng”.
Hoàng Nhật Phong
Bài viết được thực hiện tại văn phòng và góc nhìn của tác giả, là cố vấn pháp luật của Tập đoàn Việt Mỹ, giảng viên tiếng Anh và kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trung tâm, đang sinh sống tại TP.HCM.
Bạn có ngạc nhiên không, nếu tôi nói rằng giá một ly cà phê ở Sài Gòn, trung bình cũng gần bằng giá một ly cà phê ở Paris?
Người tiêu dùng Việt Nam nên học cách chi tiêu hợp lý
Khái niệm “Acceptable price range” - hạn mức giá có thể chấp nhận được, dường như quá rộng rãi trong xã hội Việt. Người tiêu dùng Việt trả tiền, đôi lúc biết rõ ràng là bất hợp lý, nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua. Có người còn chẳng hiểu khái niệm giá cả hợp lý là gì nữa.
Rất nhiều sản phẩm và dịch vụ trên thị trường hiện nay, rất phù hợp với tiêu chí “lợi ích mong đợi từ sản phẩm không tương xứng với cái giá người tiêu dùng phải trả”. Vấn đề là, người tiêu dùng Việt vẫn trả.
Lấy ví dụ, khi giá xăng tăng 1.000 đồng/lít, lập tức nhiều nhà cung cấp
thực phẩm tăng trên một khẩu phần từ 5.000-10.000 đồng, trong khi chi phí trung bình chia ra trên quãng đường di chuyển chỉ thêm 100 đồng. Nghĩa là, chi phí đầu vào tăng thêm chỉ 1, nhưng giá bán đầu ra tăng thêm những 1.000.
Kiến thức tiêu dùng của người Việt quá yếu, nên khi các nhà cung cấp (người bán) đưa ra một lý do nào đó để tăng giá, thì lập tức cho qua, và móc hầu bao ra trả. Điều này khiến ngày càng nhiều người bán hàng “hoang tưởng” về mức giá mà họ có thể đưa ra trên thị trường.
Sự dễ dãi của người tiêu dùng Việt, trong một chừng mực nào đó, làm cho chính những nhà cung cấp Việt trở nên lạm dụng việc tăng giá, và qua đó hạn chế tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thêm vào đó, khi một doanh nghiệp Việt bắt đầu có chút tiếng tăm, thì lập tức nghĩ ngay đến việc tăng giá, chứ không nghĩ đến việc phải tăng thêm lợi ích cho khách hàng. Điều này cũng bắt nguồn từ sự dễ dãi của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận mức giá “vì thương hiệu đó nổi tiếng”, mà không cân nhắc chút nào đến lợi ích mà mình nhận được. Sự thiếu hiểu biết khiến cho người tiêu dùng Việt trả giá rất nhiều, mà ví dụ điển hình có thể thấy thường xuyên chính là các loại quần áo hàng hiệu.
Góp phần thêm vào sự dễ dãi với giá cả, đó chính là tính sĩ diện của người tiêu dùng Việt. Khi người Việt than giá cao, chúng ta sợ mọi người chê mình nghèo, keo kiệt, thiếu hào phóng.
Sĩ diện, nên thay vì từ chối, thì tặc lưỡi cho qua. Sĩ diện, nên thay vì
tìm hiểu đầy đủ kiến thức về sản phẩm, thì chỉ nghe người bán nói, rồi trả, trả, và trả. Điều đó tạo nên một xã hội tiêu dùng rối loạn về mức giá.
Cho nên, trong khi giá thịt bò, thịt gà, thịt heo của chúng ta ngang với
một số nước châu Âu, thì thu nhập của chúng ta lại thấp hơn họ gần cả ngàn lần. Ví dụ : một chiếc điện thoại có giá bằng cả 2-3 tháng lương của một nhân viên văn phòng Việt, lại có thể bán chạy ở đất nước chúng ta hơn cả các nước, mà cũng chiếc điện thoại này, giá lại chỉ bằng một phần mười lương tháng của họ.
Đã đến lúc người Việt nên học cách chi tiêu hợp lý. Đã đến lúc, mà người Việt nên học cách cân nhắc về giá trị sản phẩm. Hãy biến mình thành người tiêu dùng, chứ không phải “bị tiêu dùng”.
Hoàng Nhật Phong
Bài viết được thực hiện tại văn phòng và góc nhìn của tác giả, là cố vấn pháp luật của Tập đoàn Việt Mỹ, giảng viên tiếng Anh và kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trung tâm, đang sinh sống tại TP.HCM.
Tôi cho rằng tác giả chưa hiểu hết về người Viêt; Không đến mức thiều kiến thức và vì sĩ diện mà dễ dãi với giá cả! Nguyên nhân sâu xa bởi thời gian nhiều năm quá dài đất nước chống "tư bản", câu cửa miệng của người dân (mà vẫn còn đến nay) " ơn Đ, ơn CP ..." chỉ cứ ngồi mà nghe đừng có "nghĩ" về mọi chuyện, bảo gì vâng nấy , nhất là thời bao cấp cách nay chưa xa ; phân phối, phân phối, và phân phối, tem phiếu, tem phiếu ... làm sao mà luận bàn giá cả. Tác giả đâu có nghèo vì không thiếu các thứ nên lại mới có thì giờ so sánh, người nghèo mấy khi uống cá phê mà biết giá ở các nước?
Trả lờiXóa"Một yêu anh có may ô, ... Năm yêu anh có khăn bông ... " Vị PCT nước còn nói ta dân chủ gấp cả ngàn lần chủ nghĩa tư bản ấy chứ? ! Đâu xa,mới thôi! Làm sao mà còn tính đến giá cả hàng ngày?
Theo tôi, tác giả bài này không sai hoàn toàn. Người VN có đủ kiến thức hiểu biết về các mặt hàng mà mình cần mua, tuy nhiên họ lo việc khác lớn hơn mà không qua tâm nhiều đến việc này, chính vì điều đó mà vô hình trung đã giúp cho các doanh nghiệp nâng giá vô tội vạ. Lẽ ra việc tăng giá phải có cấp nào đó quản lý chứ thừng người thì không làm được và cứ thế chạy theo người bán.
XóaNgươi VN vừa NGOAN vừa NGÔNG nhất thế giới.
Trả lờiXóaKhông ngoan, nhưng có phần ngông.
XóaThật vô lý khi ở nước mình có rừng ca phê mà uống cà phê đắt như các nước phải nhập cà phê, nhưng uống cà phê rẻ lại sợ cà phê rởm!
Trả lờiXóaNhiều người đời sống khá giả nhất là bọn tham nhũng có nhiều tiền nên cứ vung ra, còn người nghèo chỉ cần lắm mới mua và phải tính toán chứ chẳng dẽ dãi với giá cả đâu, số người này mới la đa số!
Đa số người dân lao động đi mua bất cứ thứ gì cũng phải tính toán, nhưng thứ rẻ thì chất lượng xấu cho nên rất đau đầu, nhất là khi hàng TQ tràn lan, giá rẻ, nhưng không mua chỉ sợ ngộ độc. Trăm thứ khổ cho dân!
Trả lờiXóaTôi ít khi đi mua hàng lắm, đi chợ thì đã có Bà xã lo , còn mua đồ điện tử thi tôi lo nhưng cũng cứ mua liều thôi, thấy có khuyến mại là nhảy vào, nhiều khi ngu ngơ và ngớ ngẩn nữa , có lé là do minh cũng là người Việt, ôi người Việt !
Trả lờiXóaThực ra mà nói thì người Việt vừa khó, vừa dễ dãi trong việc mua hàng : người quá khó khăn, khi đi chợ phải tính toán kỹ và lựa chọn những gì phù hợp với túi tiền, còn giới trung bình trở lên thì dễ dãi hơn, riêng giới thượng lưu thì quá dễ dãi, họ không cần tìm hiểu, không cần trả giá, cũng không đắn đo cứ thích là mua.
Trả lờiXóaNhiều khi không muốn mà vẫn cứ phải mua. Ví dụ giá bình ga đã tăng chóng mặt...vẫn phải dùng chứ biết làm sao! Kêu, kiện ai bây giờ? chị ạ!
Trả lờiXóaTuy vậy đúng là giới trẻ bây giờ tiêu tiền nhiều hơn chúng ta ngày xưa. Chúng ta dùng thứ gì thì dùng mãi, hỏng mới thay. Còn bọn trẻ ( một số ) thấy có cái mới, model mới ra là thay ngay, chả nghĩ đến giá cả có phù hợp không! Thật phí phạm!
Giới trẻ bây giờ không còn suy nghĩ như chúng ta ngày xưa, họ có vẻ như ít suy nghĩ cho tương lai mà cứ có tiền là đua theo cái mình thích. Tuy nhiên đa số bạn trẻ sống ở nông thôn hay tầng lớp công nhân thì họ bắt buộc phải lựa chọn, tiết kiệm.
XóaNgười tiêu dùng Việt không hề dễ dãi với giá cả đâu!
Trả lờiXóaTrong bài viết Thiếu kiến thức và sĩ diện: Người Việt quá dễ dãi với giá cả của tác giả Hoàng Nhật Phong trong chuyên mục Tôi viết của Thanh Niên Online, tác giả cho rằng kiến thức tiêu dùng của người Việt quá yếu nên người bán hàng dễ dàng hét giá và vì sỉ diện sợ người khác chê mình nghèo nên người tiêu dùng Việt đã dễ dãi chấp nhận một giá cao, không phù hợp với thực tế.
Bài viết của tác giả Hoàng Nhật Phong khá hay, nó phản ảnh cách nhìn và góc nhìn riêng của tác giả, nên cần tôn trọng. Nhưng tôi cho rằng: người Việt chúng ta không hề dễ dãi với giá cả mà việc dễ dãi với giá cả này chỉ xảy ra ở một bộ phận người Việt.
Ở nước ta, giá thuê một văn phòng hoặc mua một chiếc xe hơi... là rất đắt, thậm chí có thể là thuộc dạng đắt nhất thế giới. Mặc dù giá đắt nhưng người tiêu dùng phải chấp nhận vì giá bất động sản chỉ là giá ảo, bị các nhà đầu cơ đẩy giá và những người bán liên kết nhau rất chặt chẽ nên người tiêu dùng chỉ biết cắn răng chịu đựng, buộc phải trả giá cao để mua nhà ở. Nhưng một khi họ đã có chỗ ở thì phần lớn trong số họ, cái hoàn cảnh bắt buộc đó không thể buộc được họ nữa, nên thị trường bất động sản bị đóng băng như hiện tại là tất yếu.
Điều này, cho thấy người tiêu dùng Việt do hoàn cảnh nên họ buộc phải trả giá cao. Mặt khác, sở dĩ một chiếc xe hơi tại Việt Nam giá cao là do phải chịu các khoản thuế lên đến hơn 100%, nghĩa là giá trị chiếc xe hơi lên đến hơn gấp đôi khi vào Việt Nam, nên người tiêu dùng không được quyền lựa chọn. Ngoài ra, đối với các mặt hàng khác, giá cao hoặc bị đẩy giá là do nhiều yếu tố cấu thành.
Trong một xã hội càng phát triển thì sự phân hóa giàu nghèo càng rộng, nên giá cả hàng hóa có nơi cao hơn, có nơi thấp hơn thế giới là điều rất bình thường. Khi xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, thì người bán sẽ bán hàng hóa của mình với nhiều hình thức hơn để phục vụ nhiều tầng lớp trong xã hội. Do vậy, thật là ngu ngốc nếu một người nghèo lại mua một thứ hàng hóa đắt đỏ nào đó chỉ để phục vụ riêng cho người giàu.
Một anh lái xe ôm sẽ chẳng bao giờ ăn một bát phở giá 800.000 đồng, như một đại gia, vì đó là điều ngu ngốc, là lãng phí. Tuy nhiên, vẫn có một số người chấp nhận bỏ tiền ra ăn bát phở giá 800.000 đồng vì cho rằng đáng đồng tiền bát gạo, cũng có một số người ăn để chứng tỏ mình giàu...
Nhưng chung quy lại, phần lớn người Việt khi chi tiêu họ luôn cân đối khả năng thu chi của họ. Chẳng hạn: một anh công nhân đi chợ mua thức ăn thì điều đầu tiên anh ta luôn xem xét là tiền trong túi của anh ta là bao nhiêu và giá cả của từng mặt hàng là bao nhiêu? Nơi nào bán rẻ?... Điều trên cho thấy, phần lớn người Việt chi tiêu rất khoa học, tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi người để chi tiêu hợp lý.
Do đó, có thể khẳng định rằng, người Việt không hề dễ dãi trong chi tiêu, cũng như không hề dễ dãi đối với giá cả bởi vì giá cả là phần quan trọng trong chi tiêu của họ.
Bài của Huỳnh Minh Khánh (TNO)
Cám ơn Fiohan đã bổ sung bài của tác giả Huỳnh Minh Khánh, bài này phân tích rất logic và chi tiết, hợp lý. Có thể hai tác giả này, một người không sống ở VN thường xuyên, hoặc chưa đi sâu, phân tích một số mặt hàng bắt buộc theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Xóaniềng răng đẹp tại tp.Hồ Chí minh!
Trả lờiXóaBài viết rất hay. Cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóaĐịa chỉ phòng khám đa khoa hồng phong
http://baophapluat.vn/thong-tin-doanh-nghiep/phong-kham-da-khoa-hong-phong-noi-hoi-tu-nhieu-bac-si-chuyen-khoa-gioi-363635.html
https://www.youtube.com/watch?v=DrXJ4Azpqt4
https://dantri.com.vn/tu-van/phong-kham-da-khoa-hong-phong-phuc-vu-chuyen-nghiep-hieu-qua-cho-benh-nhan-20180131173317092.htm