31 tháng 3, 2014

LUÂN HỒI ĐẦU THAI TẠI ẤN ĐỘ

Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi
Trái với tưởng tượng của chúng ta, kiến thức về hiện tượng luân hồi đã có từ rất lâu trước khi tôn giáo xuất hiện và nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của tôn giáo. Quy luật luân hồi đầu thai đã được hiểu biết từ những thời kỳ bí ẩn xa xưa, từ trước khi Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, vv… ra đời nhiều ngàn năm.

26 tháng 3, 2014

KIẾN TRÚC BÍ ẨN CỦA KHÁM CHÍ HÒA

Kiến trúc bí n ca khám Chí Hòa

 Có một truyền thuyết khá ly kỳ về khám Chí Hòa được truyền miệng ra ngoài là hầu như năm nào trong khuôn viên của trại đều bị sét đánh và sau khi trại bị sét đánh thì bao giờ cũng có 1 hay nhiều hơn một cán bộ chết vì rất nhiều lý do. Đặc biệt có năm sửa nhà thờ nằm trong khuôn viên trại thì chỉ trong vài tháng, 5-6 cán bộ đang công tác trong trại đã bị chết vì những lý do hết sức bất ngờ…

Mô hình trại giam.

Tôi cho rằng đó chỉ là truyền thuyết trong muôn ngàn những truyền thuyết được tôi đã được nghe. Nhưng khi tiếp xúc với các cán bộ công tác trong trại thì mọi người cũng đều xác nhận, chuyện khám Chí Hòa hay bị sét đánh hay chuyện cán bộ chết bí ẩn là có thật.Tôi tìm gặp Thượng tá Nguyễn Văn Cao – người có 16 năm làm việc trong trại để tìm hiểu bí mật này.

Bát trận đồ trong lòng thành phố


Đường hầm trong trại giam.

Nơi bị sét đánh nhiều nhất lại là tòa nhà quan trọng nhất, tòa nhà hình bát giác nơi giam giữ hàng ngàn phạm nhân. Toàn bộ khu nhà giam này rộng bảy hécta.
Trại giam Chí Hòa (tên thường gọi là khám Chí Hòa) được Pháp xây từ năm 1943, Kiến trúc của Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch (cũng có người thì cho là kiến trúc này dự trên Bát trận đồ của Khổng Minh).
Do vậy nó có lối kiến trúc độc đáo: vừa mang những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ vừa mang nét huyền bí: âm – dương, ngũ hành của phương Đông.
Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Chí Hòa chỉ có 1 cửa vào người ta nói đó là cửa Tử, qua cửa đó là hệ thống đường hầm, đường đi bên trong đều thiết kế theo cung vị nếu không có người hướng dẫn thì một người đi vào đó sẽ mất hết phương hướng giống như lọt vào một mê cung đồ không thấy đường ra.


Chính giữa hình bát quái đồ là một sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu hình tam giác nhỏ, với rất nhiều cây cối, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ngay tâm của hình bát quái có một đài bơm nước, với một đoạn là bể nước phình to nhìn từ trên cao có hình một cây kiếm cắm thẳng xuống đất, nghe đâu thanh kiếm này có tên là “Tru Tiên Kiếm”. Đây là thanh kiếm trấn, những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hóa giải hết. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của tòa nhà, nếu thanh kiếm này bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” không cần phá mà sẽ tự vỡ.

Tháp canh ở trại Chí Hòa.

Chính lối kiến trúc “bát trận đồ” kỳ diệu đó mà hầu hết các phạm nhân bị kết án nặng khi đã bước qua cửa Tử thì có thể coi như là không có đường ra, và không thể nhận biết được đường ra chờ khi hết án tù, hoặc được phóng thích.
Lịch sử khám Chí Hòa cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù cách mạng và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tử tội hình sự khét tiếng là Phước “Tám Ngón”.

Có cả triệu người đã bị nhốt vào đây mà hầu như không thấy có người nào thoát ra được cả. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm linh thì những người chết linh hồn vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát cứ lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề (quả thực khi tôi đứng đây cảm giác rờn rợn, u uất lạnh toát cả cột sống). Người ta đồn rằng oán khí bay lên thấu trời cao, do thế ông Trời thường xuyên làm sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sanh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát. Tất nhiên, tất cả những đồn đại này chỉ là truyền nhau, không ai dám chắc điều đó là sự thật.
Chẳng biết truyền thuyết và đồn đại này thật giả bao nhiêu phần trăm, nhưng chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ông cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở 1 cửa Sanh cho các linh hồn được bay đi.

Nhà thờ hình chúa Giêsu trên cây thập giá

Cũng theo lời Thượng tá Cao kể, thì trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), thực dân Pháp cho xây dựng nhà thờ này để “rửa tội” cho những người cộng sản mà chúng sẽ xử tử. Nếu theo quan niệm của phương Tây thì khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Nhưng nhà thờ này có kiến trúc khác đặc biệt và quanh nó cũng rất nhiều chuyện ly kỳ được truyền miệng cho đến nay.
Về kiến trúc nhà thờ được xây hình Chúa Giêsu trên cây thập giá: cửa vào chính là chân, hai nhà nguyện là hai cánh tay bị đóng đinh đang dang rộng, bàn thờ nơi Cung Thánh chính là phần đầu của Chúa.
Người ta đồn rằng đây là nơi rửa tội cho những chiến sỹ cộng sản trước khi bị thực dân Pháp bắn nên rất “linh thiêng”. Chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nhà thờ vẫn nằm sừng sững trong khuôn viên trại, vì không ai dám dỡ bỏ nó.

Chí Hòa nhìn từ vệ tinh.

Thế nhưng có một biến cố xảy ra vào những năm 90 của thế kỷ trước, vị phó giám đốc mới được cử về công tác trong trại – một người không tin vào những lời đồn thổi “nhảm nhí”, đã cho sửa nhà thờ thành hội trường nơi diễn ra hội họp, hội nghị của trại. Nơi được người ta sửa chữa đầu tiên là cửa vào (vị trí chân Chúa). Người ta phá đi cửa cũ, mở một cái cửa đại hội vào hội trường. Nhưng việc sửa chữa chỉ mới được bắt đầu thì một sự cố lớn đã xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp 5-6 cán bộ công tác trong trại bị thiệt mạng vì những lý do bất ngờ: tai nạn, súng cướp cò, đột tử…
Tất nhiên, rất có thể những tai nạn này xảy ra là ngẫu nhiên, trùng hợp với thời gian sửa chữa nhà thờ. Song lúc đó sự hoang mang bao trùm toàn trại, vị tân phó giám đốc thật sự dao động và cuối cùng ông quyết định sửa lại ngôi nhà như thiết kế ban đầu, thuê thầy về cúng giải hạn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, dường như “báo ứng” đã được hóa giải, những vụ chết bất đắc kỳ tử đã dừng lại hầu như ngay lập tức. Cán bộ toàn trại thở phào.

Nếu bạn nghĩ chuyện âm khí, oán khí chỉ là sản phầm tưởng tượng cũng những người có đầu óc mê tín dị đoan lý giải chuyện sét đánh, chuyện những cái chết bất thường. Tuy nhiên, sau những sự cố trên, một nhóm những nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã âm thầm nghiên cứu và lý giải mọi chuyện dưới góc độ khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng bên dưới của tòa nhà có một mỏ quặng đó mới chính là nguyên nhân tại sao “ông Trời” hay “nhắm” vào tòa nhà đó và những cái chết chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Tru Tiên Kiếm chụp cận cảnh.

Riêng tôi khi bước qua cửa Tử vào một mê cung đồ mà ở đó mất hết mọi khái niệm phương hướng – không gian, ngày đêm – thời gian, khi nhìn trên mô hình hình bát giác “hoàn hảo” bị khuyết với khu GF mái ngói bị san bằng, bước chân vào nhà thờ nơi chúa đang chịu đau đớn vì nhục hình tôi tin nơi đây còn nhiều điều bí ẩn chưa lời giải. Ngày nay khoa học đã rất phát triển nhưng tự nhiên, vũ trụ vẫn còn đầy rẫy những bí ẩn mà chúng ta chưa thể lý giải đang chờ chúng ta khám phá. Bài viết này chỉ là nhát cắt phản ánh sự bí ẩn của kiến trúc cổ, với mong muốn đưa đến cho độc giả một vài giả thuyết mới.



Theo Cảnh sát toàn cầu

23 tháng 3, 2014

NGƯỜI DÂN KỲ ANH ĐANG LO SỢ

Hồng Phương : CÁC BẠN ƠI, SAU KHI ĐỌC BÀI " TÌNH CẢM VỚI QUÊ HƯƠNG CỦA ĐỨC TỔ HỌ VŨ HOÀN TOÀN TAN VỠ"TRÊN BLOG LTH,  TÔI MỜI CÁC BẠN ĐỌC THÊM BÀI NÀY ĐỂ THẤY SỰ NGUY CƠ ĐẤT NƯỚC HÌNH CHỮ S CỦA CHÚNG TA CÓ NGUY CƠ BỊ CHIA CẮT LÀM HAI PHẦN.


KỲ ANH-MỘT YẾU ĐỊA, HÃY CẢNH GIỚI....

Các tỉnh miền Trung của chúng ta nhỏ bé rất gần với Lào;  neu TQ chiếm đóng được HT thì có thể liên lạc qua Lào & TQ rất dễ dàng & có thể cắt hình chữ S ra làm 2 , chặn đường tiếp tế lúa gạo, nông phẩm từ miền Nam ra Bắc như kỳ nạn đói năm Ất Dậu ???

Kỳ Anh là huyện nằm về phía đông nam của tỉnh Hà Tĩnh, vốn là một huyện nghèo, nơi từng ví “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, sản xuất và đời sống luôn gặp nhiều khó khăn khắc nghiệt. Những năm gần đây, Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng Vũng Áng, và hoạt động kinh doanh du lịch, tương lai sẽ là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành đa nghề, tầm cỡ quốc gia. Nếu nhìn thuần túy góc độ phát triển kinh tế, là một vùng có triển vọng đáng vui mừng cho huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh. Song, nếu nhìn ở góc độ quản lý xã hội và an ninh quốc phòng, thì đây là vấn đề rất đáng lo ngại, cần phải được cảnh báo sớm!

Từ khi Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng nước sâu Vũng Áng, giá đất ở đây tăng vọt, vùng quê yên tĩnh, đã nhộn nhịp hẳn lên. Người dân bán đất (thực chất mất đất), tuy trong tay có một khoản tiền, nhưng chưa biết kinh doanh buôn bán gì, trong khi đó, nhiều thanh niên là con em họ, dùng tiền bán đất, bị bọn người xấu ở xa mới đến, rủ rê, lôi kéo, ăn chơi sa đọa, hư hỏng, trên một dốc trượt không có phanh hãm, tệ nạn xã hội ở đây phát sinh phức tạp, với tốc độ trông thấy.

Cũng từ khi huyện Kỳ Anh hình thành khu kinh tế Vũng Áng và hoạt động kinh doanh du lịch, là lúc người Trung Quốc ào ạt tràn vào vùng đất này, mua đất, xây nhà, lập phố, chẳng biết bằng cách nào, hợp pháp hay không hợp pháp?! Việc này chỉ có chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương mới trả lời được! Chỉ nhìn hiện tượng bên ngoài cũng thấy, họ vào đất nước có chủ quyền, mà tưởng như vô chủ vậy. Ai cũng lấy làm lạ và lo lắng, lo gần, lo xa cho quê hương, đất nước, nhưng biết hỏi ai?! Biết tin ai mà hỏi, mà phản ảnh, mà đề xuất?!

Tôi vừa đọc một bài viết đăng trên mạng, với tiêu đề: “Một Hà Tĩnh đầy
ắp người Trung Quốc”. Tác giả bài báo kể lại rằng, một người dân chính gốc huyện Kỳ Anh, được yêu cầu dấu tên, buồn bã nói, dân Kỳ Anh của họ đã thực sự đánh mất mình rồi, họ không còn là người chủ, là dân bản xứ nữa, mà thay vào đó, là cảm giác bị thua thiệt, trước sự giàu có và hách dịch của dân nhập cư – người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới đến đất Kỳ Anh, sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây, đã tổ chức thành đội ngũ băng nhóm, và ông trùm trông khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất cứ người Việt nào động đến băng nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở đất Kỳ Anh này rồi, nên dù
các ban ngành an ninh, công an vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng coi ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ khá mạnh. Ông này lại nói thêm rằng, hiện tại, huyện Kỳ Anh giống như “một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc”, ở đây mọi thứ quyền lợi và quyền lực, đều vào tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở huyện Kỳ Anh, cũng tỏ ra lép vế với người Trung Quốc. Người kể chuyện cho rằng, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc ở đây nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh. Một bà mẹ và một ông bố khác, cũng lo ngại, xin được dấu tên, cho biết thêm, trước khi người Trung Quốc có mặt ở huyện Kỳ Anh,
thanh niên ở đây thuần hiền, nay 70% nghiện ngập, hư hỏng. Bà mẹ và ông bố dấu tên, đã nói lên nghi ngờ về sự tác động rất nguy hiểm của người Trung Quốc, với ý đồ không tốt. Lại có một bà mẹ khác, kể lại cái chết của con trai mình, là một thanh niên, bị bọn xấu người Trung Quốc lôi kéo, đã sa vào con đường nghiện ngập, nợ nần, bế tắc, đã đâm đầu vào đoàn tàu tự sát, để lại bức thư tuyệt mệnh nói rõ thực trạng trên, rồi bà tự an ủi rằng,
mong qua cái chết của con bà, sẽ cảnh tỉnh được nhiều cháu thanh niên khác.

Qua đọc bài “Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, tôi có suy nghĩ rằng, phải chăng vùng đất Kỳ Anh đã thực sự trở thành“khu tô giới” của người Trung Quốc?! Trong khu đất họ mua, hoặc thuê dài hạn này, họ làm chủ, không ai được vào, họ làm những gì, địa phương có biết không? Có báo cáo lên Trung ương về thực trạng này, và có được chỉ đạo xử lý gì không? Hay đây là một sự “thỏa thuận ngầm”, từ trên xuống dưới, hay là một sự bất lực, không kiểm soát nổi, hoặc vì trục lợi, mà chính quyền và các cơ quan chức trách địa phương tự thả nổi, làm lơ?! Viết đến đây, tôi nhớ vừa được đọc trên mạng bài của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người hiểu Trung Quốc đến từng chân tơ kẽ tóc, có tiêu đề “Chả
lẽ mất nước từng phần…?!” Mở đầu bài, tướng Vĩnh viết: Tôi “giật mình” khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc!” Tôi không có tầm nhìn xa trông rộng, từng trải, hiểu biết sâu sắc vấn đề này, như lão tướng đáng kính, nhưng không hiểu vì sao, tôi cũng có tâm trạng, có cảm giác “giật mình”, ngay khi vừa tiếp xúc thông tin nói trên, về thực trạng người Trung Quốc có mặt và hoạt động tại huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài băn khoăn, lo lắng mất đất, mất chủ quyền, bị lũng đoạn kinh tế, mất thị trường, mất công ăn việc
làm, gây phức tạp cho công tác quản lý trị an, làm băng hoại văn hóa, đạo đức, đối với lớp thanh niên trẻ, tương lai của đất nước,… Tôi còn có nỗi lo, huyện Kỳ Anh như là “MỘT YẾU ĐỊA”, có can hệ đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Đây chỉ là suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, không dựa vào tài liệu tham khảo, hoặc trợ giúp nào, nếu có gì chưa sát thực, mong được các chuyên gia quân sự chỉ bảo thêm.

Như mọi người đều biết, Kỳ Anh là huyện có địa hình khá đặc biệt về mặt quân sự: nằm ngay trên quốc lộ 1A, gần biển phía đông, gần núi phía tây, diện tích đồng bằng hẹp, phía bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía đông giáp biển, phía tây và phía nam, giáp tỉnh Quảng Bình, cách nhau bởi Đèo Ngang, nơi đây có dãy núi nổi tiếng, tên gọi là Hoành Sơn, mà tiền nhân đã từng chỉ ra rất đúng cho các chiến lược gia: “Hoành Sơn nhất đái / Vạn đại dung thân.” Tôi không phải là nhà quân sự, nhưng xin mạn phép đưa ra một nhận xét, với địa thế này, nếu xảy ra chiến tranh, nơi đây vừa có khả năng phòng thủ lý tưởng, vừa cũng dễ bị chia cắt chiến lược, rất hiểm! Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, Kỳ Anh
là huyện bị đánh phá nặng nề, ác liệt nhất, cũng từ đặc điểm địa hình địa thế này. Trên trời, máy bay của không quân rải đủ các loại bom, và ngoài biển, thì pháo tầm xa của hải quân dồn dập dội vào. Theo một số nguồn tin tình báo lúc bấy giờ, trong thời gian Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, trong này có tính toán đến cả khả năng có thể đổ bộ bằng cả đường không và đường biển vào “yếu địa” này, để ngăn chặn đường tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền Nam, mà Kỳ Anh được coi như là “một yếu huyệt”, để thực hiện tính toán này. Song, khả năng này do nhiều nguyên nhân, không trở thành hiện thực. Chúng ta đều biết, quốc lộ 1A đi qua huyện Kỳ Anh ngày ấy, là thế độc đạo, nên trong chiến tranh, một bên quyết giữ để thông đường, và một bên quyết phá, để ngăn chặn, là đối kháng gay gắt ở cường độ cao.
Ngày nay, ngoài quốc lộ 1A, còn có đường xuyên Việt phía tây, và nhiều đường ngang khác, có thuận lợi hơn. Tuy vậy, ngoài lĩnh vực kinh tế, Kỳ Anh vẫn là “MỘT YẾU ĐỊA”, có vị trí rất quan trọng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ đất nước.

Từ một phóng viên chiến tranh, lăn lộn nhiều ở mảnh đất Kỳ Anh ác liệt này, trong những năm chiến tranh phá hoại, nên tôi hiểu rõ “YẾU ĐỊA” này, thuộc như lòng bàn tay. Phải chăng, từ thực tiễn này, đã giúp tôi có một phản xạ nhạy cảm “giật mình”, lo lắng, khi nghe tin “mấy ông bạn 16 chữ vàng và 4 tốt”, tràn ngập lãnh thổ Hà Tĩnh và địa bàn Kỳ Anh. Tỉnh Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh, vốn là địa phương nghèo, kéo dài nhiều năm, nay bước đầu mới có tín hiệu tìm lối ra cho sự phát triển, là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, xin mạo muội góp ý rằng, chớ coi phát triển kinh tế bằng bất cứ giá nào, mà phải gắn phát triển kinh tế với
xây dựng, củng cố an ninh quốc phòng, để khỏi hậu quả phải trả giá đắt! Trước hết, tỉnh và huyện, cần có biện pháp xử lý ngay và có hiệu quả, tình trạng nhập cư trái phép của người Trung Quốc, mà dư luận đã băn khoăn, lo lắng. Cần tỉnh táo, tỉnh táo hơn nữa! Cần cảnh giác, cảnh giác hơn nữa! Kiên quyết giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mới có cơ may phát triển
bền vững, và đảm bảo số phận cho từng người dân, có trách nhiệm với mảnh đất quê hương thân yêu này.

Tác giả: Hữu Quả (Nhà báo TTXVN đã về hưu)


19 tháng 3, 2014

THÁC GIANG ĐIỀN

THÁC GIANG ĐIỀN
Sài gòn mấy hôm nay nắng nóng đến ngạt thở, các em bé phát bệnh rất nhiều, các cụ già thì thở ra đằng tai. Trong thành phố, không khí quá ngột ngạt nên các cụ Internat quyết đình ra khỏi thành phố một ngày, tiến thẳng về tỉnh Nồng Nai, nơi có thác Giang Điền để hít thở không khí trong lành của nước, của rừng cây và cũng là để thăm nhà bạn Chí Linh (Chuyến đi này do C.Linh tài trợ).
        Giang Điền cách thành phố khoảng 50km mà đi cũng mất gần 2 giờ, thế mới biết đường xá của ta vừa hẹp, vừa xấu, người lại đông nên tốc độ xe cộ đi như “rùa” . Các cụ xuất phát từ nhà cụ N.Lệ lúc >9 giờ và đến Giang Điền 11g. Chỉ ghé thăm nhà C.Linh một chút, sau đó là đi ra thác để chuẩn bị bữa ăn trưa, xem ra cụ nào cũng kiến bò bụng rồi nên tích cực chuẩn bị các mon ăn : cụ trộn xá lát, cụ cắt bénh mì, cụ làm bánh, cụ pha nước ….Các món ăn ưa thích của các cụ Internat vẫn là bánh mì đen+bơ, Xa lát Nga, thịt hun khói. Bánh mì đen và thịt hun khói vừa được đưa từ Moskva về (Cụ Nhu cung cấp), còn những thứ khác do chủ nhà chuẩn bị. Các cụ bà, tuy có quá kí lô một chút và đang trong chế độ ăn kiêng, nhưng qua buổi trưa hôm nay thì lại phải lên kế hoạch kiêng từ đầu. Sau khi nạp năng lượng đầy bụng, các cụ “mở máy”, bắt đầu là những bài hát Nga quen thuộc, tiếp theo là những bài hát Việt, toàn khai thác các bài hát xưa, trong đó có bài “Hò kéo pháo”, vì không có cụ không kéo pháo nên cụ bà T.Nga phải kéo pháo ra trận địa, còn các cụ bà khác hát rất hùng hồn. Đang hát thì cụ T.Nga xin có ý kiến :
- Lần đi chơi hôm nay nhận thấy hệ số âm về trí tuệ “bác học” có chiều hướng tăng lên, cụ thể :
- Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân…tịt
- Cụ Học đang rất hào hứng phát biểu : mùa này là mùa nắng đấy, chứ đến mùa khô thì….cụt. Không ai hiểu ý cụ Học muốn nói gì mà tất cả cười tung nóc xe ô tô (3 cái gạch đầu dòng trên là nguyên văn lời của cụ T.Nga).
     Tiếng thác chảy ào ào, tiếng gió cây rừng rì rào, tiếng chim hót líu lo, tiếng ve sầu kêu râm ran tạo nên một không gian vô cùng lãng mạn làm tâm hồn các cụ cũng trẻ lại, thế là bài “Nhạc rừng” lập tức vang lên, tiếp theo là “Thanh niên sôi nổi”, “Chiều hải cảng” v…và.. v., làm cho các cháu ở lều bên mắt tròn, mắt dẹt nghía các cụ. Không biết trong thâm tâm chúng có nghĩ các cụ bị “Điên “ không?, thực ra thì các cụ đâu có điên mà quá vui mà thôi!.
   Trước khi về lại Sài Gòn, các cụ còn ăn mỗi người một chén cháo gà thật ngon do cháu đầu bếp của C.Linh nấu, vừa ăn, vừa nghe Quế Hương đọc bài thơ của Minh Hòa tặng nhân ngày sinh nhật 70 tuổi của QH. Xin chép lại bài thơ để cụ nào chưa biết thì đọc cho vui.
THƠ VUI TUỔI BẢY MƯƠI*
Thời gian nào có đợi ai
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi
***
Bảy mươi là tuổi ăn chơi
Sáng trưa chiều tối hết ngồi lại đi
Bảy mươi là tuổi dậy thì
Rất yêu bác sĩ nòi gì cũng nghe
Bảy mươi thích bạn thích bè
Liền anh liền chị hát ca đường dài
Bảy mươi là tuổi thành tài 
Được con ủy nhiệm trông vài nhân viên
Bảy mươi là tuổi thần tiên
Quên quên nhớ nhớ khỏi phiền cháu con
Bảy mươi là tuổi trăng tròn
Con tim loạn nhịp lại còn vữa xơ
Bảy mươi là tuổi mộng mơ
Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh
Bảy mươi là tuổi sét tình
Mắt nhìn đắm đuối một hình thành hai
Bảy mươi là tuổi sương mai
Nâng niu đừng để phí hoài tuổi xuân
Bảy mươi là tuổi dừng chân
Thăm dò đất cát xem gần hay xa
***
Ngoảnh đầu nhìn quãng đường xa
Khổ đau hạnh phúc hay là hiển vinh
Bằng lòng với số phận mình
Sống vui sống khỏe biết mình biết ta.

*Bài thơ này được chép nguyên văn, không sửa đổi
 Một số ảnh ngày đi chơi

Tập chung nhà cụ Lệ, chuẩn bị lên đường

Thác Giang Điền

Nhà Chí Linh

Trên đường đến thác


"Cổng vàng" Giang Điền


Nhiều các cháu thanh niên cũng đến đây

Tắm dưới thác nước

Chuẩn bị bữa ăn trưa





T.Nga đang minh họa cho bài hát "...Kéo pháo"




Trước khi rời khỏi thác



Ăn cháo gà tại nhà C.Linh

Quế Hương đọc thơ "Mừng 70 tuổi"


Lưu luyến gia chủ trước lúc lên xe. 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjiUP8imbTwz0k8F-4txjppW4ub6haFBXbipFv57FePi3k3MkO92Dx4nKjk4L7stJRW1Dlkro8jVyD7aamuW_wQRRtPCBdq6FTNIi8P41jR02jCbGZ1eUpQJABe9FVpqMeDgXyr6SOokxA/s1600/IMG_0450.JPG

13 tháng 3, 2014

HỒN MA LỘ DIỆN

"Hồn ma lộ diện" trước những thiết bị điện tử
Nhiễu loạn điện tử, bằng chứng âm thanh hay hình ảnh “hồn ma” vô tình được chụp lại là những hiện tượng bí ẩn chưa có lời đáp thỏa đáng trên phương diện khoa học.
"Ma" hiện hình trên ảnh
Những bức ảnh ma được xem là bằng chứng xác thực nhất cho sự hiện diện của một thế lực siêu nhiên, tồn tại song song với cuộc sống loài người. Đặc biệt, người ta chỉ nhìn thấy “hồn ma” sau khi những bức ảnh được rửa. Trong nhiều trường hợp, hồn ma và những người chụp cùng có liên quan mật thiết với nhau hay “hồn ma” giống với những người mới qua đời.
Bức ảnh như có ma chụp tại Manila, Philippines.
 Ảnh: Strangerdimensions.

Sự ra đời của máy ảnh kĩ thuật số cùng những phần mềm chỉnh sửa tối tân dễ dàng tạo ra những điểm bất thường trong một hình ảnh. Tuy nhiên, những bức ảnh ma có từ hàng chục, thậm chí hơn 100 năm trước đây. Sự trùng hợp đáng ngạc nhiên trong những bức ảnh ma khiến làm dấy lên những câu hỏi chưa lời đáp.
Nhiễu loạn điện tử
Trong chương trình truyền hình thực tế Săn Ma (Ghost Hunters) gây sốt trên kênh Discovery, người ta dùng các thiết bị điện tử để báo hiệu sự hiện diện của những “bóng ma”. Các thiết bị điện tử sẽ đo sự thay đổi điện từ vốn vô hình với mắt thường trong một khu vực đã định.
Năng lượng điện từ tăng đột biến, bất thường. Ảnh: Toptenz.

Trên thực tế, năng lượng điện từ có thể bị tác động bởi các loại dây điện, thiết bị điện tử hay thậm chí là từ trường của trái đất. Tuy nhiên, sự thay đổi năng lượng đột biến trong biên độ ngắn, không thể lý giải khiến người ta tin rằng đó là sự hiện diện của một lực lượng siêu nhiên nào đó. Không ai dám chắc đó là hồn ma nhưng các nhà khoa học cũng chưa thể giải thích được hiện tượng này.
Bằng chứng âm thanh (thụ động)
Hiện tượng giọng nói điện tử (EVP) xuất hiện ở rất nhiều đoạn băng ghi âm cho thấy những tiếng động khác lạ hoàn toàn không được nghe thấy tại thời điểm thu băng. Những tiếng ồn, có thể tạo thành tiếng bước chân, tiếng gầm gừ hoặc những âm thanh kì lạ khác. Về mặt khoa học, EVP có thể là sự nhạy cảm quá mức của các thiết bị ghi âm.
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, EVP tạo thành những từ ngữ hoặc câu nói rõ ràng, hoàn toàn có nghĩa. Sự bất thường của âm thanh thu lại khiến nhiều người tin rằng EVP liên quan đến những lực lượng siêu nhiên, nằm ngoài khả năng giải thích của con người.
Bằng chứng âm thanh (chủ động)
“Ma âm thanh” là những âm thanh không chỉ nghe thấy trực tiếp mà còn hiển thị rõ tràng trên các cuộn băng ghi âm. Nó khá khác biệt với hiện tượng giọng nói điện tử (EVP). Những âm thanh phổ biến của “ma âm thanh” là tiếng bước chân, tiếng cười, tiếng gõ, tiếng gầm gừ hay thậm chí là tiếng người hát.
Ảnh minh họa.

Người ta thường chú ý đặc biệt tới những âm thanh loại này tại những khu vực nổi tiếng vì bị ma ám. Trong trường hợp này, chúng có thể là bằng chứng xác thực cho sự tồn tại của những lực lượng siêu nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần chú ý để loại bỏ các tạp âm lẫn vào băng ghi, tránh nhầm tưởng về sự tồn tại của ma quỷ.
Bằng chứng âm thanh (tương tác)
Trong một trường hợp cực hiếm, người ta ghi nhận cuộc “trò chuyện” với một thực thể quái gở chưa thể xác định. Trong loạt băng đặc biệt, người ta ghi lại cuộc trò chuyện của nhà tâm linh Peter James với “Jackie” – hồn ma một cô bé chết đuối trong hồ bơi của tàu du lịch hạng sang Queen Mary.
Nhà tâm linh Peter James. Ảnh: Toptenz.

Tiến hành trước mặt rất nhiều người, cuộc trò chuyện của nhà tâm linh Peter James nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới. Nếu không phải trò lừa bịp siêu đẳng, cuộc trò chuyện cho thấy ý thức con người vẫn tiếp tục phát triển dù bộ não và cơ thể đã tiêu tan. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn tỏ ra hoài nghi về cuộc trò chuyện này.

Trịnh Duy

7 tháng 3, 2014

PHIẾM LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Nhân ngày 8-3 năm nay, xin mời các cụ đọc một bài "PHIẾM LUẬN" thay cho lời chúc của HP tôi. Bài tuy hơi dài, nhưng đọc và ngẫm nghĩ thấy tác giả phân tích hay, đọc không thấy chán.


PHIẾM LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Năm bảy phụ nữ đang ngồi uống bia Huda bên dĩa mồi thịt vịt – nói là thịt nhưng chỉ còn lại xương. Họ cầm ly đưa lên ngang mặt rồi chồm tới, đồng thanh la to: “dzô”. Từ dzô này mới tới làng tôi khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ trước, nó được số thanh niên đi quân dịch ở trong  Nam, giải ngũ, đem về làng.
       Hơi men đã thấm, họ bỏ ly và đũa xuống bàn, đứng dậy dẹp ghế dành khoảng trống làm sàn nhảy. Họ chen lách nhau, uốn éo thân mình, ngoắt mông qua ngoắt mông về, hai tay gấp khuỷu, đưa lên đưa xuống, trông cũng khá điệu nghệ. Số chị em này xấp xỉ 40, chồng con hẳn hoi, nếu không có kế hoạch sinh đẻ, mỗi người cũng đã chín, mười đứa con.

        Nhìn sô diễn này, tôi thấy phụ nữ quê tôi đã có nhiều thay đổi. Trước đây, phụ nữ quê tôi cũng làm văn nghệ. Những đêm trăng giã gạo bên cối, những buổi sáng mai đập đất trong vụ lúa vãi, những chuyến đò xuôi ngược buôn hàng lên về chợ phiên Cam Lộ, chị em cất tiếng hò câu hát. Âm vang lan tỏa vào đất trời, quyện lẫn trong sương sớm, trong gió chiều, mơn man trên mặt nước sông gợn sóng lăn tăn. Những câu hò giã gạo, mái nhì, mái đẩy đối đáp qua về không những giữa những người cùng giới mà còn giữa những người khác giới. Qua hò hát, tình yêu chớm nở, nhiều cặp đã nên vợ nên chồng.
        Ngày xưa ấy, hò hát đã quên mệt nhọc trong lúc làm việc, còn bây giờ hò hát nhảy múa để tỏ bày cái sung sướng của mình; có thể lạm ngôn là xưa thì “nghệ thuật vị nhân sinh” mà nay thì “nghệ thuật vị nghệ thuật”.

       Bây giờ, phụ nữ có cuộc sống tương đối thoải mái. Việc bếp núc đã có bếp điện, bếp ga; việc đồng áng đã có máy có máy cày, máy gặt, máy đập; việc xay lúa giã gạo đã có máy xay – ít tốn sức nhiều trong lao động. Đi ra đường có khẩu trang che miệng, che mũi, khăn trùm mặt. Lội xuống ruộng có dụng cụ bảo vệ che kín tay chân. Vận chuyển phân tro, hàng hóa, lúa khoai, giống má,...từ nhà ra đồng và ngược lại đã có xe kéo, xe máy, xe tải; đôi vai không còn gồng gánh nặng nề, nhờ vậy, dáng đi, thế đứng, vóc người không bị biến dạng. Nếu một cô gái phố và một cô gái quê chưng diện như nhau, người nhìn cũng khó phân biệt cô nào là quê, cô nào là phố.
       Phụ nữ thời nay được học hành. Trên những con đường quê vào giờ đến lớp hay giờ tan học, từng đoàn học sinh trai gái có số lượng tương đương uốn lượn trên xe đạp; hình ảnh đó trước đây không có. Đa số phụ nữ nông thôn bây giờ đều qua trình độ trung học cơ sở.
        Phụ nữ đã có những thay đổi tích cực về thể xác, trí tuệ và lối sống. Được như vậy một phần nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, một phần nhờ tiến bộ trong quan niệm nhân sinh của con người, một phần nhờ kết quả tranh đấu của các phong trào nữ quyền, một phần nhờ kế hoạch gia đình ít con.
        Nhàn nhã tạo cơ hội để phụ nữ mở rộng giao tiếp và hiểu biết. Ấy là điều đáng mừng. Nhưng từ đó, cũng nẩy sinh nhiều điều ngoài mong muốn; tỉ lệ hỗn láo với chồng, ngoại tình, đòi ly hôn cao.

        Nhớ lại ngày xưa, phụ nữa chịu quá nhiều thiệt thòi trong đời sống. Năm, sáu tuổi phải trông em cho cha mẹ đi làm kiếm sống; em lết, em trườn giữa nền nhà bằng đất nện, lấm lem đất bụi, chị không lớn hơn em bao nhiêu, bồng em lên, bẩn vấy đầy người, hông tréo, lưng ẹo. Mười hai, mười ba tuổi phải chăn bò chăn trâu, dầm mưa dãi nắng, tóc vàng hoe, mặt mày đen thủi đen thui. Mười sáu, mười bảy tuổi, cha mẹ gả chồng, không cần hỏi ý kiến. Đến nhà chồng, cặm cụi làm việc. Cả ngày trên nương dưới ruộng, về đến nhà lo heo ca gà vịt. Tối đến lo xay lúa giã gạo, 11 hay 12 giờ đem mới đi ngủ, 3, 4 giờ sáng phải thức dậy thổi cơm – về mùa nắng, nhen được bếp lửa còn dễ, về mùa mưa, việc ấy khó khăn lắm; rơm ướt củi ướt, lửa châm rồi mà chỉ có khói ngún, trún hơi cay vào mắt vào mũi. Thì giờ nghỉ ngơi còn lại trong ngày rất ít, mà nào có yên! Hãy đọc những ca dao sau đây để biết thảm cảnh của phụ nữ:

                            Đang khi lửa tắt cơm sôi,
                   Heo kêu con khóc, chồng đòi tòm tem.
                            Bây giờ con đã nín êm
                   Heo no cơm chín tòm tem thì tòm!

      Do quan niệm “con gái là con người ta”, là “vịt trời”, lớn lên bay mất, ít ai đầu tư cho con gái học hành. Trong việc hôn nhân, con gái được coi như hàng hóa; điều đó được phản ánh trong hai từ “bán gả”; gia đình nhà gái bắt làm rể nhiều công, đòi nhiều của cưới. Ngay đến bây giờ, chỉ hai từ “hỏi vợ” cũng nói lên vai trò vẫn còn trội bật của phái nam.
      Tuy vậy, hoàn cảnh nữ giới trong xã hội Việt Nam còn dễ thở hơn ở các nước Hồi Giáo; kinh Koran và thánh luật Sharia quy định những điều luật dành cho phụ nữ Hồi Giáo rất nghiệt ngã:

- Phụ nữ phải mặc y phục che kín toàn thân khi ra đường, không để cho nam giới thấy bất cứ một bộ phận nào của cơ thể
- Phụ nữ phải tuyệt đối phục tùng đàn ông, nếu không, đàn ông có quyền ruồng bỏ và đánh đập.
- Phụ nữ được xem như công cụ đẻ con và thỏa mãn dục tính đàn ông.
- Phụ nữ chỉ được lấy một chồng, trong khi đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Đàn ông không bị gán tội ngoại tình, còn phụ nữ ngoại tình bị xử rất nặng: đem bêu nơi công cộng cho mọi người ném đá đến lúc nào chết thì thôi.

       Vậy mà phong trào đòi nữ quyền không phải khởi xướng do phụ nữ Hồi Giáo. Phụ nữ ở Mỹ rồi ở Âu Châu đã làm bùng phát phong trào. Vào thế kỷ XIX, công nghiệp phát triển, các chủ xưởng ở Mỹ dùng nhiều phụ nữ trong nhà máy, trả lương bổng rẻ mạt mà bắt làm việc liên tục nhiều giờ. Không chịu nổi, phụ nữ đã liên kết với nhau đứng lên đòi tăng lương, đòi giảm giờ làm. Rồi sau đó trong Thế Chiến I, chồng con họ phải ra trận, đời sống tình cảm thiệt thòi mất mát, họ vùng dậy đòi trả chồng con về. Phong trào nữ quyền cứ vậy lớn mạnh dần. Tiếp đến, phụ nữ đòi quyền bầu cử rồi ứng cử, nghĩa là đòi cơ hội tham gia quyền quản lý xã hội.
       Phụ nữ Việt Nam cũng không khởi xướng phong trào đòi nữ quyền. Trước đây, phụ nữ Việt Nam sống an phận, xem những công việc trong gia đình dù nặng nhọc đến mấy cũng thuộc thiên chức của mình. Ngoài công việc gia đình, phụ nữ Việt Nam, gặp trường hợp, cũng tham gia việc nước: khi thì lặng lẽ làm tròn công việc hậu phương lúc chồng con ra tiền tuyến, khi thì anh hùng “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” như phất cờ khởi nghĩa đuổi giặc ngoại xâm; dù vậy, phụ nữ không vùng dậy đòi bình quyền với nam giới. Phụ nữ Việt Nam đòi nữ quyền là do chịu ảnh hưởng của phương Tây. Phong trào nữ quyền du nhập vào Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX và phát triển cho đến ngày nay.
         Bình đẳng giới chú trọng vào việc tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào những lãnh vực mà trước đây họ không bước vào. Phong trào đòi bình đẳng giới đã gặt hái được nhiều tiến bộ vừa trong gia đình vừa ngoài xã hội. Về mặt kinh tế và chính trị, nhiều phụ nữ đã nắm giữ những vai trò lãnh đạo.
         Điều quan trọng là nên hiểu bình đẳng giới như thế nào. Về trí tuệ, giữa nữ giới và nam giới, chưa thể khẳng quyết bên nào trội hơn; nhưng về thể chất, rõ ràng là nam giới trội hơn. Ngoài thua kém về sức mạnh, cơ thể phụ nữ còn chịu những sự vận hành sinh lý đặc thù do Tạo Hóa định đoạt: kinh nguyệt, sinh đẻ, nuôi con,...Tạo Hóa sinh ra đàn ông, đàn bà để ghép cặp, bổ túc cho nhau mà hoàn chỉnh. Muốn tồn tại, trong việc làm, đàn ông làm, đàn bà phụ; trong lưu truyền giống nòi, đàn bà giữ vai trò chính, đàn ông đóng vai trò phụ. Khi tạo ra loài người, Tạo Hóa vốn công bằng. Mất công bằng là do con người gây ra. Khi mưu sinh, đàn ông làm ra của cải vật chất nhiều hơn, từ đó, đàn ông cho mình quan trọng và đàn bà cũng chấp nhận như vậy. Đàn ông “lên mặt”, coi thường đàn bà. Do phụ thuộc kinh tế, đàn bà mất dần tiếng nói trong gia đình, rồi trong cộng đồng. Sự bình đẳng nguyên sơ mất theo.
        Đừng nghĩ nam nữ bình quyền nghĩa là đàn ông làm được việc gì thì đàn bà làm được việc ấy và ngược lại mà phải nghĩ nam nữ bình quyền là hai bên bổ túc để đi đến hoàn chỉnh. Cái gì đàn bà không làm được thì đàn ông làm, cái gì đàn ông không làm được thì đàn bà làm. Cái gì mà hoặc đàn ông không làm được hoặc đàn bà không làm được, nhưng phải làm bất đắc dĩ thì cần tạo cơ hội tối đa và thành quả công việc chỉ xét ở mức tương đối. Nếu có trường hợp thành quả đạt mức tuyệt đói, ấy là ngoại lệ.

       Ở nước ta, do đặc thù văn hóa, ở một vài phương diện, bình đẳng giới cũng cần được xem lại. Xã hội chúng ta là xã hội phụ hệ. Trong liên hệ máu mủ, chúng ta phân biệt nội ngoại rõ ràng. Con cái sinh ra lấy họ cha. Tính về bên cha – bên nội, cùng một dòng tộc không thể tạo lập hôn phối, nhưng tính về bên ngoại, con cháu cùng ông tổ 3 đời hay 4 đời có nơi, có khi cũng được phép lấy nhau làm vợ làm chồng mà phong tục tập quán không cấm đoán. Bên nội trọng hơn bên ngoại; con trai trọng hơn con gái. Đúng vậy thôi, việc phụng dưỡng cha mẹ giao cho con trai trách nhiệm chính, đặc biệt là con trai mà cha mẹ chọn ở cùng. Phụng dưỡng lúc còn sống cũng như lúc đã mất. Lúc sống thì nuôi dưỡng; lúc chết thì kỵ, giỗ, tế, cúng, chăm sóc mồ mả.
      Trong kỵ, giỗ, cúng, tế, người Việt quan niệm linh hồn người chết không về ngự trên bàn thờ nhà con gái được, nơi đây dành cho tổ tiên gia đình nhà chồng của con gái rồi. Vì vậy, khi chết đi, người ta để lại ruộng đất, nhà cửa, có thể bạc vàng... làm của hương hỏa cho con trai. Trong trường hợp không có con trai, người ta không giao của hương hỏa cho con gái mà giao cho cháu trai gọi bằng bác hay bằng chú. Hiện nay, lấy cớ nam nữ bình quyền, ở nhiều gia đình, con gái cải gái rồi vẫn trở về đòi phân chia của hương hỏa với con trai. Người chết không có con trai, con gái dành quyền thừa hưởng của hương hỏa. Nhiều tranh chấp dạng này đã xảy ra trong cộng đồng.
       Do quan niệm hưởng lễ khi thờ cúng, người ta đi đến quan niệm trọng nam khinh nữ: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (về con cái, một trai đã gọi là có, mười gái vẫn gọi là không).
        Trọng nam khinh nữ đi vào tập quán, đi vào thiết chế lễ nghi. Ví dụ, khi cha mẹ mất, con trai thọ đại tang 2 năm, con gái đã lấy chồng chỉ thọ tang cơ niên một năm. Cháu để tang chú bác một năm, nhưng để tang cậu chỉ 5 tháng. Bất công vậy mà chưa có trường hợp phụ nữ lên tiếng nào! Có lẽ đó không phải quyền lợi thiết thân chăng?
       Phụ nữ cần hiểu bình đẳng giới phải thể hiện trên đủ mọi mặt của đời sống. Chuyện “để tang” như vừa nói ở trên không còn hợp với bây giờ nữa. Những quy định ấy đã có cách đây cả mấy trăm năm, được ghi tại sách “Thọ Mai gia lễ” do Tiến Sĩ Hồ Sĩ Tân (1690 – 1760) hiệu Thọ Mai biên soạn tập hợp phong tục cư tang đã có trước và cùng thời với ông.
      Thiết nghĩ để bảo đảm bình đẳng giới, bên cạnh luật pháp, những cơ quan có thẩm quyền nên nghĩ đến chế định điển lệ. Điển lệ minh bạch cũng là một dụng cụ an dân.
                                                                                                                   Hoàng Đằng



'data:label.url + "?&max-results=2"'
Chèn Emoticons
:))
:((
:D
:(
=))
b-(
:)
:P
:-o
:*
:-s
[-(
@-)
=d>
b-)
:-?
:->
X-(