28 tháng 2, 2015

THƯ GIÃN : MỜI CÁC CỤ ĐI HỌP

MỜI TẤT CẢ CÁC CỤ ĐÃ VÀ SẮP VỀ HƯU ĐI HỌP, NẾU CÁC CỤ BÀ BẬN THÌ THÔI, NHƯNG CÁC CỤ ÔNG NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ MẶT.
Cuối năm họp tổ hưu.Tổ này cũng hơi đặc biệt, tất cả cụ ông cụ bà trước khi nghỉ đều là cán bộ không to thì nhỏ. Ông tổ trưởng vui tính đề nghị mỗi cụ làm một vài câu thơ nói về người về hưu. Mỗi câu, hay bài thơ phải có hai chữ “về hưu”.


Một lúc sau các cụ bắt đầu .

Cụ thứ 1         
Về hưu ra ngóng vào trông
Muốn ăn muốn nhậu mà không ai mời.
Cụ thứ 2
 Về hưu tính khí cực hâm
Bất tài vô dụng vẫn mong nhận quà.

Cụ thứ 3
 Về hưu mới thấy mình già
 Cái bụng thì rỗng quả cà thì teo.
Cụ thứ 4
 Về hưu mới thấy mình nghèo
 Không tiền ít bạc quạnh hưu tháng ngày.
Cụ thứ 5
 Về hưu tính nết đổi thay
 Làm việc thì ít lại hay nói gàn.
Cụ thứ 6 đọc bài “than thân”:
 Trọn đời một kiếp làm chồng
 Làm cha cho đến làm ông cũng rồi
 Đời người ngẫm cũng vậy thôi                                    
 Có chìm có nổi thế rồi cũng qua                                  
 Bây giờ tuổi đã về già
 Dẫu rằng béo tốt cũng là cơm toi                               
 Thần công nay đã tịt ngòi
 Gia tài còn lại cái vòi cong cong.

Bài này hay nhưng không có chữ “về hưu” là phạm quy

Cụ thứ 7 đọc bài “tự ngẫm”:
Trước đây như sắt như đồng
Như đinh đóng gỗ như rồng phun mưa.
Mà nay như cải muối dưa
Bao liều thần dược vẫn chưa ngóc đầu
Sự đời càng nghĩ càng đau
Từ oanh đến liêt gần nhau thôi mà
Bài này hay nhưng cũng phạm quy!

Cụ thứ 8
Về hưu mắt mũi kèm nhèm
Cứ trông thấy gái là khen tuyệt vời,
Rượu vào lại muốn đi chơi,
Chẳng làm gì được, đáng đời thằng cu.
Cụ thứ 9
Về hưu mới thấy mình sang
Rỗi việc nên thấy thời gian rất dài..
Suốt ngày tụ tập đánh bài
Chơi cờ, tán gẫu, nghe đài, xim phim

Cụ thứ 10:
Về hưu thương nhất con chim
Suốt đêm ủ rủ im lìm trong chăn.
Chẳng bù lúc trẻ hung hăng
Cho dù bị đói nhăn răng …bất cần .

Cụ thứ 11        
Về hưu kiểm lại phong bì
May ra trong ấy còn gì nữa chăng?
Bà xã trông thấy bảo rằng:
“Phong bì thì rỗng mà răng chẳng còn”!

Cụ thứ 12  Giãi bày: “Nhà văn Gruzzia Đumbatde có thể nhìn giày mà đoán tư cách người đi giày  Tôi xin đọc mấy câu, xem cách sống của người về hưu, đoán tư cách con người lúc đương chức cũng như trong cuộc sống bình thường, các cụ thử nghĩ có đúng không nhé” …

Về hưu thanh thản an nhàn,
Khi đương chức sống đàng hoàng, thủy chung.
Về hưu thong thả ung dung
Khi đang làm việc tấm lòng thẳng ngay.
Về hưu vui vẻ suốt ngày
Là người hay thích giãi bày tâm can.
Về hưu - hạ cánh an toàn,
Đích thị là lũ quan tham gian hùng.
Về hưu mà thích kể công
Thành tích người ấy sẽ không có gì
Về hưu vẫn hỏi phong bì
Người hay chạy chọt trong khi đang làm.
Về hưu vẫn thích lòng thòng
Là người thích sống nửa trong nửa ngoài.
Về hưu vẫn thích ra oai,
Vợ cho rớt đài từ thuở ngày xưa.
Về hưu vẫn thích cặp bồ,
Thể hiện cách sống xô bồ trước kia.


Mọi người vui vẻ vỗ tay tán thưởng
 
Cụ thứ13                
Về hưu mới biết mình ngu
Không biết chạy chọt cắt cu của mình
Làm cho bà xã bất bình
Về hưu mới thấy là mình còn cu (Q – quyền).                         
Cụ thứ 14                
Về hưu tôi cũng thấy ngu
Tham nhũng cùng lắm chỉ tù ba năm
Vẫn có quan lớn đến thăm
Tù mà được vậy như nằm chiêm bao.
Cụ thứ15                 
Trước đây cảm thấy tự hào
Lúc còn đương chức phong bao không cầm.
Về hưu mới thấy mình nhầm
Vì nghèo bà xã cằn nhằn suốt đêm .
Cụ thứ 16             
Về hưu mới thấy mình hèn
Không biết dùng tiền mua tước bán quan
Giờ đây thua lũ gian ngoan
Bỏ tiền mua chức lại càng giàu thêm

Cụ thứ 17:
Người làm thì ít, kẻ lườm nguýt thì nhiều,
Xã hội ngày nay thật trớ trêu.
Bao giờ hết lũ quan tham nhũng,
Đất nước vươn lên, tựa cánh diều.
Bài này hay nhưng cũng phạm quy!

Cụ thứ 18:
Dù rằng buồn chán đến bao nhiêu
Dẫu héo lòng ta lúc xế chiều
Ta vẫn thấy  hưu là đúng luât
Hơn lũ quan tham chẳng dám hưu
Đến đây, mặc dù còn có nhiều cụ giơ tay xin phát biểu nhưng thấy có chiều hướng chuyển sang chính trị nên ông tổ trưởng hơi sợ vội nói : " Mỗi cụ một câu thế mà đã có 18 cụ phát biểu, không ai bảo ai thế mà cũng vần ra phết". Bây giờ ta chọn bài nào hay nhất để trao giải.
Để công bằng tránh vị nể nhau các cụ thống nhất bỏ phiếu kín.

" Cụ nào xứng đáng ta cho vào hòm".

Kết quả kiểm phiếu thật bất ngờ : Câu thơ cuối cùng được 29/30 phiếu bầu.
Buổi họp kết thúc sau khi ông tổ trưởng kết luận : Đây là buổi họp sôi nổi, vui và có giá trị nhất trong năm.

Nguồn:Internet ( đã được lược bỏ đi một số đoạn )




Top of Form
Bottom of Form
         


24 tháng 2, 2015

NGƯỜI GIÀ TÂM SỰ

Hồng Phương : bài này không rõ tác giả là ai và do một người từ Sydney dịch sang tiếng Viết. Tuy nó không hoàn toàn đúng với hoàn cảnh của những người già Châu Á nói chung và với VN nói riêng, nhưng có nhiều cái chúng ta cần ghi nhận từ đây để lo cho cuộc sống còn lại không còn dài của chính mình.
Hôm nay hết tết rồi và bắt đầu ngày đi làm của con cháu, còn chúng ta lại tâm sự cùng nhau trên blog, Facebook…

LỜI NÓI THỰC TẠI CỦA MỘT NHÓM NGƯỜI GIÀ
Một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!

Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói.

Giai đoạn thứ nhứt
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng. Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.
Giai đoạn thứ hai
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.
Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn.
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?  
Giai đoạn thứ ba
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.
Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vìđó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.
Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.
Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.
Giai đoạn thứ tư
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.
"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình
Già rồi thì phải làm sao?
Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt
Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ănđược những món ngon của thế gian nầy,để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật,đối kháng tính trầm cảm.
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ mộtđiều gì hối tiếc.
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.

Lời kết luận:
Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo vềtài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.
Thứ nhất: Lão Kiện
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng":
1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.
Thứ hai: Lão Cư
a/-  Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng
b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sốngđơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.
Thứ ba: Lão Bổn
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thìđừng bao giờ chia gia sản.
Thứ tư: Lão Hữu
- Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.
Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.
Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.
Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.

Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.
Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh, cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,
Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.

Glitter Graphics

 Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.











20 tháng 2, 2015

THƯ GIÃN MÙNG 2 TẾT

Mấy ngày nghỉ tết không đi chơi đâu cũng buồn. Mời các cụ thư giãn với cô bé này và nhìn kỹ xem co ta lấy ở đâu ra nhiều thứ thế?. Một màn biểu diễn thật độc đáo : vừa ảo thuật, vừa bale.


17 tháng 2, 2015

CHÚC MỪNG TẾT ẤT MÙI



http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN 
MỖI NĂM CHỈ CÓ MỘT LẦN
TẾT VỀ BẠN HỮU XA GẦN CHÚC NHAU
ẤT MÙI TUY CHẲNG GẶP ĐÂU
NHƯNG CHUNG Ý NGHĨ CHÚC NHAU KHỎE ĐỀU
THỜI GIAN CÒN LẠI BAO NHIÊU!
SỐNG CHO THANH THẢN, QUÊN ĐIỀU CẦN QUÊN
HÀI LÒNG CON CHÁU KỀ BÊN
ĐÓ LÀ HẠNH PHÚC VŨNG BỀN VỚI TA.
NĂM MỚI KÍNH CHÚC CẢ NHÀ
AN KHANG-THỊNH VƯỢNG GẤP BA NĂM RỒI .


Hoa mai mầu đỏ mới được lai tạo




13 tháng 2, 2015

HẠNH PHÚC LÀ GỈ ?

HNH PHÚC :


Hơn 2300 nghìn năm về trước, nhà bác học Aristote đã cho rằng hạnh phúc là cái gì mà cuối cùng nhiều người phải chọn lựa. Có nghĩa, khi ta có rất nhiều thứ trên đời mà thiếu hạnh phúc, cuộc đời cũng vô nghĩa
Người Việt ta hay dùng ba chữ chữ Phúc, Lộc, Thọ để chỉ ba điều căn bản của cuộc sống để chúc tụng lẫn nhau. Có lẽ điều chúng ta mong mỏi nhất vẫn là hạnh phúc, nên chữ Phúc đã được xếp trên cả hai chữ Lộc, Thọ
Một thi sĩ đã viết “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” vì danh từ “tình yêu” rất khó giải cho đúng nghĩa. Hai chữ “hạnh phúc” cũng tương tự như vậy. Đó là một danh từ trừu tượng mà ta tự cảm thấy mà thôi. Hạnh phúc không như tiền tài. Tiền đếm được nhưng hạnh phúc thì không. Hạnh phúc cũng không giống tuổi thọ dù ta không biết bao nhiêu tuổi là già, nhưng ta vẫn có quan niệm chung như đến một tuổi giới hạn nào đó, ta mới được mừng thượng thọ.
Hạnh phúc quả thật khó cắt nghĩa. Hạnh phúc khi ẩn khi hiện, khi có, khi không, tuỳ theo từng chỗ đứng và chỉ chính mình mới biết được. Khi ta gặp một người nhà giàu, tiền bạc xum xuê, xe cộ bóng láng ta nói “Người ấy sung sướng quá. có phước quá” thì chưa chắc đã đúng. Khi ta thấy một người làm việc lam lũ vất vả để nuôi một đàn con, ta hay nói “tội nghiệp”. Nhưng nếu có dịp nói chuyện với người nghèo này chưa chắc ta đã nghe những lời than van như người nhà giàu nọ. Và biết đâu người lam lũ kia chẳng hạnh phúc hơn người giàu có.
Theo nhiều cuộc khảo cứu cho thấy những người không có hạnh phúc là những người luôn luôn chú trọng đến chính mình, hay lo nghĩ, thường bất đồng và không chấp nhận ý kiến của người khác. Trái lại, người hạnh phúc luôn hoà đồng với người chung quanh, biết uyển chuyển và có thể chấp nhận những chuyện không vừa ý một cách dễ dàng. Và điều quan trọng, như trong Thánh kinh, người hạnh phúc luôn có lòng thương yêu và tha thứ.
Khi ta được hưởng một điều gì vui, ta vẫn nói “Trời cho” nhưng theo đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuốn Nghệ thuật của Hạnh Phúc (The Art of Happiness) thì Hạnh phúc tự ta có thể tìm được bằng cách điều khiển ý nghĩ trong đầu mình. Nếu mình nghĩ mình có hạnh phúc tức là mình đã có hạnh phúc.
Một trong những điều làm mất hạnh phúc là sự so sánh những gì mình có với những gì mình muốn mà không thể có, hay mình có mà không thấy. Người ta vẫn thường nói “cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn cỏ nhà mình”. Như vậy những gì ta ước muốn và có được cũng chưa chắc đã thoả mãn như ý và suốt đời mệt nhoài vì đuổi bắt. Theo tôi, khi ta có căn nhà để che nắng che mưa, có quần áo mặc khi nóng khi lạnh, có cơm ăn no đủ hàng ngày, không bị bệnh tật ốm đau và không bị hành hạ về tinh thần và thể chất, là chúng ta đã có căn bản hạnh phúc. Ta đã có cuộc sống an bình. Chẳng thế mà trong buổi lễ ở các nhà thờ người ta vẫn chúc bình an cho nhau mà không chúc nhiều tiền, nhiều bạc, nhiều của cải. Nếu được hơn những điều căn bản trên, hãy tự cho mình có hạnh phúc hơn nhiều người khác.
Một độc giả trong tờ Los Angeles Times đã hỏi trong mục “gỡ rối tơ lòng” là gia đình bà hay lục đục vì chung quanh bạn bè đều mua nhà mới mà bà không có khả năng. Mỗi khi người có nhà mới dẫn “đi tour” để khoe những cái phòng ngủ tráng lệ, những cái nhà tắm tối tân là bà về nhà gây chuyện với chồng. Bà khổ lắm và chồng bà cũng không hạnh phúc, tuy đời sồng của bà rất thoải mái, không nợ nần gì.
Người “gỡ rối” trả lời rằng nếu bà cứ so sánh với những gì người khác có thì không bao giờ bà được sung sướng. Giả thử bà được những thứ ấy thì người khác lại có nhiều hơn. Cứ vậy bà sẽ chạy mệt nhoài. Hãy cảm thấy hạnh phúc với những gì mình có và tự nhủ rằng, người ở nhà to là người nợ như chúa chổm, mất việc là mất nhà ngay. Nghĩ như vậy, bà sẽ thấy sung sướng hơn người kia nhiều.
Cũng vẫn nói về hạnh phúc, một nhóm người được thí nghiệm tại đại học New york bằng cách cho viết tiếp theo một câu “Tôi ước muốn tôi là…” Ý viết thêm của những người trong nhóm cho thấy họ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống. Cái “ước muốn” nó không có giới hạn và không có điểm ngừng. Nếu ta theo nó, ta sẽ đi tới vô tận. Có những cái “ước muốn quá đáng” của người vợ mà người chồng phải đi làm hai ba việc vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của vợ. Có cái “ước muốn mọi sự phải hoàn hảo” của người chồng mà người vợ quay như chong chóng vẫn chưa vừa ý chồng mình. Ước muốn có thể làm thăng hoa cuộc sống nhưng những cái ước muốn quá sức, không chính đáng sẽ làm mất đi cái hạnh phúc gia đình mà mình đã có.
Và thật mâu thuẫn, một trong những điều làm ta hạnh phúc cũng là so sánh. Trong một cuộc khảo cứu của các bà ở University of Wisconsin tại Milwaukee, một nhà khảo cứu trình bày hình ảnh cuộc sống khó khăn của phụ nữ ở Milwaukee vào đầu thế kỷ trước. Khi xem xong, so sánh với thời đó các phụ nữ bây giờ cảm thấy hạnh phúc vì cuộc sống hiện tại thoải mái hơn nhiều.
Các nhà khảo cứu làm một thí nghiệm khác tại University of New York ở Buffalo, những người tham dự được đề nghị nối tiếp để hoàn tất một câu “Tôi sung sướng vì tôi không phải là….”. Sau năm lần góp thêm ý vào cùng một câu trên, những ý viết thêm của nhóm này cho ta biết cuộc sống của họ rất thoải mái. Nhiều khi tôi bực mình và nóng nẩy khi trên xa lộ bị kẹt xe vì có một tai nạn. Nhưng chợt nghĩ, tôi không phải là người nằm trên xe cứu thương kia. Sự so sánh đó làm tôi cảm thấy may mắn và nỗi bực bội đã tan biến trong khoảnh khắc.
Khi ta nhìn những nạn nhân bão lụt, màn trời chiếu đất, đói rét tả tơi, hay những người vô gia cư nằm lề đường trong những ngày đêm băng giá, ta sẽ thấy trời đã cho ta nhiều quá. Do vậy mà ta sẽ không mong muốn gì hơn. Ta đã có hạnh phúc.
Tục ngữ ta có câu “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”. Đó cũng là cái quan niệm sống hạnh phúc, “an nhiên tự tại” của người xưa đã để lại cho hậu thế.
Ngoài những hạnh phúc vật chất còn có những hạnh phúc về tinh thần như tình người với nhau. Tình yêu thương đồng loại, tình gia đình, tình bè bạn… biết bao thứ tình mà chúng ta trân quý để tạo cho chính ta và mọi người chung quanh hạnh phúc.
Đức Đạt Lat Lạt Ma trong cuốn “Nghệ thuật của hạnh phúc: “cho chúng ta một thông điệp về hạnh phúc “Chúng ta không cần thêm tiền, chúng ta không cần thành công hơn nữa, chúng ta không cần có một thân hình hoàn hảo, và ngay cả chúng ta không cần phải có một người bạn đường hoàn hảo”, cho ta thấy của cải, ham muốn ở thế gian không là yếu tố duy nhất làm nên hạnh phúc. Trong quan niệm trên chứa đựng một triết lý đông phương rất thâm sâu về Tham, Sân, Si của nhà Phật.
Triết lý đông tây nhiều khi không giống nhau nhưng quan niệm về hạnh phúc thì hình như cùng gặp nhau ở một điểm. Đó là hạnh phúc là cái gì quí nhất ở trên đời. Như trên, nhà xã hội học Aristote viết rằng “hạnh phúc là cái đích cuối cùng mà con người mong muốn”.
Các nhà khảo cứu chuyên môn ngày nay cho rằng hạnh phúc gồm hai yếu tố: thứ nhất là do bộ óc của từng người, có thể điều khiển hạnh phúc của mình. Thứ hai là tập thói quen thích thú, lấy sự làm việc, tiêu khiển, liên hệ với mọi người, cùng các hoạt động hữu ích là có ý nghĩa.
Một bác sĩ tâm lý khác, bà Joyce Brothers đang cộng tác với tờ Los Angeles Times cũng nói: Khi một người hoạt động và thích thú với những gì chung quanh mình, cơ thể, trí óc và tinh thần người ấy sẽ càng ngày càng trở nên tốt hơn.
“Tâm bình thì thế giới bình”. Khi ta điều khiển được tâm ta cho không xao động, thì ta luôn luôn đạt được tình trạng thái hòa. Khi ta điều khiển được trí óc để có tư tưởng hạnh phúc trong đầu, xã hội sẽ tránh được rất nhiều những thảm cảnh nhiễu loạn và chính ta cũng tránh được bệnh khủng hoảng tâm thần. Hậu quả của loạn tâm nơi chính mình thường rất tai hại cho những người sống chung quanh.
Theo báo cáo mới về bệnh thần kinh mà ông bộ trưởng y tế của Hoa Kỳ mới đưa ra vào tháng 12 năm qua, cho biết 7.1% người Mỹ từ tuổi 18 tới 54 tâm thần không được bình thường và cần chữa bệnh bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác của các nhà tâm lý học thuộc phái Darwin tin rằng cảm xúc là sản phẩm thiên nhiên từ hàng triệu năm qua nên không cần phải chữa trị. Các nhà tâm lý này cảnh cáo rằng chúng ta chưa đủ dữ kiện để chữa bệnh bằng thuốc. Dù sao đi nữa, hiện nay hai loại thuốc thông thường chữa bệnh khủng hoảng tâm thần là Prozac và Zoloft vẫn bán chạy trên thị trường.
Trong cuốn “The Science of happiness, Unlocking the Mysteries of Mood” của tác giả John Willey & Sons, 2000, nhà khoa học Stepphen Brawn đã phải đánh dấu hỏi về việc số người đã dùng thuốc để trị bệnh tâm thần lên rất cao.
Như trên ta thấy khủng hoảng tâm thần cũng là một bệnh như các bệnh trong cơ thể khác. Bệnh này có thể gây tử thương cho chính bệnh nhân và cả người chung quanh, trực tiếp hay gián tiếp. Mà nguyên nhân của bệnh này là do con người không có hạnh phúc mà ra. Nếu trị tận gốc có thể chỉ có một giải pháp là tự tìm lấy hạnh phúc trong ý nghĩ của mình.
Khi chúng ta đói mà được bữa cơm thanh đạm ta vẫn thấy ngon hơn khi được thưởng thức cao lương mỹ vị khi đã no. Chúng ta làm việc mệt nhọc cả tuần, đợi đến ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Vậy mà cái ngày Chủ nhật nhàn nhã lại không vui hơn ngày thứ Sáu vất vả, vì ta không biết thưởng thức cái vui hiện tại và hay lo lắng cho những ngày tương lai. Người Hoa Kỳ chơi chữ bằng một câu “Present is present”, hiện tại là quà tặng, hay có thể nói, hãy hưởng những gì mình đang có bây giờ. Vậy thì, ngoại trừ những điều kiện tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, hạnh phúc cũng chỉ là những điều trong tâm ta mà thôi.
Xem thế, không có cái vui nào trên đời mà hoàn hảo cả trừ khi ta biết bắt lấy và thưởng thức khi nó vào tay mình. Không có cái buồn nào là bất hạnh nếu ta cho đó là chuyện bình thường trong cuộc sống, rồi nó sẽ qua đi. Đời có thể không có bất hạnh nếu ta quan niệm như các cụ ngày xưa “Sông có khúc, người có lúc”. Hạnh phúc quả là một cảm giác chủ quan tự mình trong khách quan tương đối ở những hiện tượng thực tế chung quanh.
Một nhà tư tưởng vô danh đã định nghĩa, Hạnh Phúc là tất cả những cái thần diệu của cuộc sống: Sự sung sướng, niềm đau khổ, giọt nước mắt, những nụ cười. Hãy rút kinh nghiệm để mang thêm cho mình lòng yêu thương và trải rộng đến tha nhân trong quãng đời chúng ta đang sống.
Chấp nhận quan niệm trên, có lẽ ta đã tìm ra chân lý hạnh phúc.
Sưu tầm.







9 tháng 2, 2015

ĐỌC VÀ SUY NGẪM...

"Người ơi, đừng qua sông" - Bộ phim tình yêu của đôi vợ chồng già Hàn Quốc. Đọc thôi cũng thấy xúc động rồi





Xem ảnh và đọc tóm tắt mà mắt đã nhoè đi
 75 năm sống với nhau, tình yêu khi về già vẫn thật bình yên. Hình như trong đời này ko mấy người gặp đc tri kỉ thật sự. Nếu có hãy trân trọng và dành trọn những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương nhé các bạn 

... hi vọng phim sẽ sớm đc chiếu ở VN. Những bộ phim có giá trị tinh thần ntn còn ăn khách hơn cả bom tấn triệu đô Hollywood. Sự thực đã đc kiểm nghiệm tại HQ , vì phim này đang lập kỉ lục ở phòng vé vượt xa những bộ phim đình đám của Mỹ như
 Interstellar  Exodus: Gods & Kings. 



 

님아 강을 건너지 마오 - “My Love, Don't Cross That River” (Người ơi, đừng qua sông)
Đây là tiêu đề bộ phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi).

Hai ông bà sống với nhau hơn 75 năm, có tổng cổng 35 người con, cháu chắt nhưng vẫn sống độc lập trong một môi nhà nhỏ dưới chân núi của tỉnh Gangwon. Để thực hiện bộ phim tài liệu này, đoàn làm phim đã phải quay từ năm 2012, từ lúc ông bà khỏe mạnh cho đến tận khi ông qua đời. Bộ phim đã lấy đi nước mắt của người dân Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Ra rạp từ hôm 27/1/2014, bộ phim tài liệu "Người ơi đừng qua sông" ngay lập tức trở thành hiện tượng phòng vé, thu hút hàng triệu khán giả mọi lứa tuổi. Chỉ trong tuần đầu công chiếu, bộ phim có ngân sách 110.000 USD thu về 4,6 triệu USD và vươn lên đứng đầu doanh thu phòng vé xứ kim chi, soán ngôi các bom tấn Mỹ là Interstellar và Exodus: Gods & Kings.

Đến gần cuối tháng 12, phim hút hơn ba triệu lượt khán giả Hàn Quốc đến rạp, thu về gần 8 triệu USD và vẫn đang tiếp tục ăn khách. Ban đầu, phim chỉ được chiếu hạn chế ở 186 phòng rạp, đến nay phim có mặt ở 806 phòng chiếu và trở thành tác phẩm độc lập thành công nhất Hàn Quốc.

Các khán giả khi xem, ai cũng khóc vì thương và vì khâm phục tình yêu vừa giản dị nhưng lại vừa sâu nặng của hai ông bà. Hai ông bà chẳng bao giờ to tiếng, đưa cho nhau cái gì cũng nói "cảm ơn bà lão, cảm ơn ông lão".

- Ông lão ăn cơm đi
- Vâng, cảm ơn bà lão

"Ông ấy chẳng bao giờ chê cơm tôi nấu. Cho cái gì cũng khen ngon. Hôm nào đồ ăn ngon thật thì ăn nhiều, không ngon thì ăn ít"

Đang quét lá trước sân, ông bốc lá ném vào người bà. "Ơ hay cái ông lão này, sao đùa dai thế nhỉ?", bà giận bỏ vào nhà. Ông lão ra ngoài hái hoa dại mang tặng, rồi vòng tay lên đầu món mém "Bà lão ơi, Saranghae". Vậy là bà lão lại nở nụ cười tươi

Bà kể về ông: Ông ấy phải ở rể, làm quần quật như trâu, lấy tôi về lúc tôi còn bé tí. Chẳng dám đụng vào người vợ chỉ mới 14 tuổi. Vì yêu vợ, thương vợ phải về làm dâu khi còn nhỏ, nên ông lão hay có thói quen...sờ mặt bà lão khi ngủ. Cho đến tận khi già vẫn giữ thói quen đó, nhiều khi vô thức, ông lão cứ vừa ngủ vừa vuốt tóc, vuốt mũi, vuốt má bà lão, làm bà bão chẳng ngủ được.



Hai ông bà thích mặc đồ Hanbok đôi, đi đâu cũng nắm tay nhau thật chặt. Ăn gì, làm gì cũng đều có nhau.

Đến khi ông mất, bà nói trong nước mắt "Ông lão đi trước đi nhé. Giờ tôi chưa đi ngay với ông được đâu. Tôi ở lại một thời gian, rồi sẽ đi gặp ông lão. Ông lão đi khỏe nhé, chờ tôi nhé!"

Xem phim tài liệu về ông bà, nhận ra được chân lý của hạnh phúc:

Hạnh phúc nhiều khi rất giản đơn. Hạnh phúc là khi ta đủ tỉnh táo để biết giá trị đích thực của cuộc sống này, dám bỏ những hư danh, phù phiếm để dành trọn tấm chân tình cho những người thân yêu bên cạnh ta.

Tôi đã cố tìm ra youtube này để các bạn cùng xem, tuy nói bằng tiếng Hàn, nhưng có thuyết minh tiếng Anh ở dưới nên không khó hiểu. Nếu muốn xem màn hình to nhấp chuột vào ô vuông phía dưới góc phải Youtube.
https://www.facebook.com/thongtinhanquoc/posts/10152619853575878




3 tháng 2, 2015

BẮT ĐƯỢC "CHÙM SÓNG LIÊN LẠC"...

Bắt được "chùm sóng liên lạc" của người ngoài hành tinh?

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thu được trực tiếp một chùm sóng lạ phát đi từ cách Trái đất khoảng 5,5 tỉ năm ánh sáng.
Mới đây, các nhà thiên văn học quốc tế đã lần đầu tiên bắt được một “chùm sóng radio nhanh” – một chùm sóng vô tuyến cực ngắn, cực nhanh phát ra từ nguồn bí ẩn trong vũ trụ và xuyên qua không gian đến Trái đất.
Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học tiếp cận gần hơn một bước tới việc hiểu được ý nghĩa của hiện tượng lạ này, trong đó nhiều người tin rằng đây chính là tín hiệu liên lạc mà người ngoài hành tinh đang gửi đến Trái đất.
    
Nhiều người cho rằng chùm sóng lạ này là tín hiệu liên lạc do người ngoài hành tinh gửi tới Trái đất

Chùm sóng radio chỉ kéo dài vài phần nghìn giây này được các nhà thiên văn học phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 trong khi nghiên cứu các dữ liệu do kính thiên văn Parkes, Úc thu được.
Lúc đó, nguồn gốc của chùm sóng radio này là một câu hỏi đầy hóc búa đối với các nhà khoa học, và nhiều người đã đưa ra giả thuyết rằng nó có thể phát ra từ một hố đen vũ trụ, từ các ngôi sao hợp nhất hoặc ly kỳ hơn là tín hiệu liên lạc của người ngoài hành tinh.
Kể từ đó, kính thiên văn Parkes đã liên tục thu được thêm 6 chùm sóng radio tương tự nữa phát đi từ ngoài thiên hà của chúng ta, và đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico cũng thu được chùm sóng thứ bảy.
Tiến sĩ Emily Petroff thuộc Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne, Úc cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thu được chùm sóng này trong thời gian thực. Trước đây, những chùm sóng đó thường được phát hiện sau vài tuần, vài tháng, thậm chí là hơn một thập kỷ sau khi chúng diễn ra”.
    
Đài thiên văn Parkes ở Úc đã liên tục bắt được nhiều chùm sóng lạ

Bà Petroff cho hay một đội nghiên cứu quốc tế đang tiến hành những quan sát tiếp theo một cách nhanh chóng sau khi thu được “trực tiếp” chùm sóng lạ này.
Ngay sau khi kính thiên văn Parkes bắt được chùm sóng, cả đội đã nhanh chóng vào cuộc với sự tham gia của 12 kính thiên văn trên khắp thế giới và cả ở trên vũ trụ để phát hiện và phân tích nó. Tuy nhiên họ không phát hiện thêm bất cứ tia quang học, hồng ngoại, cực tim hay tia X nào đồng hành cùng chùm sóng này.
Tiến sĩ Mansi Kasliwal, thành viên của đội nghiên cứu cho biết: “Điều đó đã loại trừ các khả năng như đó là chùm tia gamma dài hay là chùm sóng phát ra từ một vụ nổ siêu tân tinh. Tuy nhiên vẫn có thể đây là chùm tia gamma năng lượng thấp phát ra từ các sao nơ-tron ở khoảng cách cực xa”.
Đặc điểm của chùm sóng này sau khi được kính thiên văn Parkes thu nhận cho thấy nguồn phát ra chùm sóng ở cách Trái đất khoảng 5,5 tỉ năm ánh sáng, đồng nghĩa với việc nguồn phát này trong vài phần nghìn giây có thể phát ra một nguồn năng lượng tương đương với mặt trời trong một ngày.
Dữ liệu do kính thiên văn Parkes ghi nhận được cho thấy chùm sóng lần này bị “phân cực” khoảng 20%, điều đó chứng tỏ gần nguồn phát của nó có một nguồn từ trường rất mạnh.
Các nhà khoa học cho biết việc xác định nguồn gốc của chùm sóng radio trên giờ đây chỉ còn là vấn đề thời gian. Bà Petroff tuyên bố: “Chúng tôi đã thiết lập các ‘bẫy sóng’, chỉ đợi thêm một chùm sóng nữa rơi vào bẫy mà thôi”.
Theo Trí Dũng .

'data:label.url + "?&max-results=2"'
Chèn Emoticons
:))
:((
:D
:(
=))
b-(
:)
:P
:-o
:*
:-s
[-(
@-)
=d>
b-)
:-?
:->
X-(